Cách viết niên nguyệt trong sớ

Đây là bài viết hướng dẫn cách viết sớ đầy đủ chi tiết, dành cho các tín chủ, đệ tử thập phương muốn viết sớ đi lễ Chùa, Đền, Phủ Và cho các thầy cúng, ông đồ tham khảo thêm về cách trình bày một lá sớ theo cách cổ.

Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn.

Viết sớ chữ Nho Hán Nôm
Lề lối viết sớ cổ:

Sinh tự bất khả hạ tầng

Bất đắc phân chiết tính danh

Dịch nghĩa:

Lề trên bỏ tám phân (khoảng 4cm)

Lề dưới bằng đường kiến chạy

Lề trước bỏ khoảng cách bằng 1 bàn tay

Chữ Tử không để trên cùng

Chữ Sinh không để dưới cùng

Tên người không chia 2 dòng.

Cách-viết-sớ

Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịchkhác nhau.Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm

Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình:

Cách-viết-sớ

Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực

Đây là dòng quý vị điền thông tin về nơi cư trú của quý vị hoặc củangười đi lễ. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếpnhỏ dần.

Ví dụ Bắc Ninh tỉnh, Gia Đông huyện, Thuận Thành xã, đệ bát tổ dân, thập tám gia số hiệu (tổ số 8, nhà số 18)

Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ, nhị thập cửu gia số hiệu (ngõ 909, nhà số 29)

Lưu ý với những quý vị lấy địa chỉ ngoài đất nước Việt Nam, có thể ghi

Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Đức quốc (Hà Lan quốc hoặc Mỹ quốchiệu đầu vu).

Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ Đầu Vu nghĩa tương đương giống: gửi tới, hướng về

Nếu từ xa đến lễ thì có thể thay là Nghệ vu.

Nếu ở gần đi lễ thì có thể thaylà Y vu.

Nếu địa chỉ của quý vị quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là viết song cước.

Cách-Viết-Sớ
2. Thượng phụng

Đây là vị trí quý vị điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ, Điện nơi quý vịđi lễ. Ở đây có 2 lưu ý:

Cần phân biệt Tên tự và Tên thường gọi. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải.

Nói ví thửnhư tên tự là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh,chứng minh thư, bằng lái xeCòn tên thường gọi là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý.

Cũng vậy,Tên tự là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện.Còn tên thường gọi là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên.

Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau.

Ví dụ: Chùa Hà là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là Thánh Đức Tự ( 聖 德 寺)

Chùa Giáp Bát là tên thường gọi nhưng tên tự là Phổ Chiếu Tự (普 照 寺)v.v

Hướng-dẫn-viết-sớ

Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng tên thường gọicủa Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác!

Nhiều quý vị đặt câu hỏi: Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây?

Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi

Linh từ hoặc Tối linh từ nếu dâng sớ ở đền.

Thiền tự hoặc Đại thiền tự nếu dâng sớ ở chùa.

Linh Điện nếu dâng sớ ở điện.

Đình Vũ nếu dâng sớ ở đình.

Linh Phủ nếu dâng sớ ở phủ

-Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ Thượng phụng, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.

Cách-Viết-Sớ
3.Phật Thánh hiến cúng

-Dòng này quý vị có thể điền

Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết

Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên (tùy bản in)

Thời điểm quý vị đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam.

Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch

Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch

Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch

Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch.

Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là Đương thiên hoặc Đương tiết, đều có thể được.

Cách-Viết-Sớ
4.Tiến lễ Giải hạn

Tại đây quý vị có thể điền hai chữ Kim Ngân, Tài Mã, Hoa man, Phù Lưu sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.

Cách-Viết-Sớ

5.Tín chủ

Đây là phần quý vị điền thông tin của chính quý vị hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh, tuổi, cung mệnhvới lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ Phật.

Ví dụ: Trần Văn Kèo niên sinh Kỷ Hợi hành canh lục thập nhất tuế. Hiền thê Lê Thị Cột niên sinh Giáp Thìn hành canh ngũ thập lục tuế

Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu)

Kết thúc phần này bằng dòng:

Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng

Nếu sớ dâng chỉ ghi tên mộtngười thì ghi:

Nếu sớ dâng ghi tên tập thể, cơ quan thì ghi:

Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳng

Cách-Viết-Sớ
6.Thiên vận

Dòng này là nơi quý vị ghi thời gian đi lễ.

Ví dụ: Kỷ Hợi niên, Canh Tý niên

Lưu ý: tháng Một ghi là Chính nguyệt

Các tháng sau ghi bình thường.

Ví dụ: Nhị Nguyệt, Tứ Nguyệt, Thập Nhất Nguyệt

Từ mùng 1 đến mùng 9, ghi: Sơ nhật.

Từ mùng 10 đến ngày 19, ghi: Thập nhật.

Từ ngày 20 đến ngày 29, ghi: Nhị thập nhật.

Lưu ý: Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn trên. Trường hợp ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ, Hịch hoặc Điệp sẽ được ghi rõ ngày bằng mực đỏ với mục đích gửihỏa tốc.

Cách-Viết-Sớ
  • Sớ khi đi lễ Đền, Chùa, Phủ cầu tài lộc, công danh, bình an.
  • Sớ Mẫu, Sơn Trang, Trần Triều.
  • Sớ khi động thổ, bồi hoàn long mạch, cất nóc, di chuyển văn phòng, nhà ở, sửa bếp
  • Sớ khi bốc bát hương mới, vàonhà mới.
  • Sớ gia tiên giỗ chạp trong gia đình.
    • 23 tháng Chạp
    • Tất niên
    • Giao thừa trong nhà
    • Giao thừa ngoài sân
    • Sớ Phật
    • Mùng 1
    • Hóa vàng
    • Rằm tháng Giêng.
  • Trạng cầu tự (con cái), cầu tài, cầu thi cử,mua bán đất cát, khất đồng, đòi nợ, cắt tiền duyên
  • Trạng mã gia tiên.

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post