Có nhiều chị em rất thích ăn cùi dừa nhưng không hẳn ai cũng biết lượng calo trong dừa là bao nhiêu? Ăn dừa có béo không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Dừa có bao nhiêu calo?
Trước tiên, để giải đáp ăn dừa có béo không chị em cần nắm được những thông tin chi tiết nhất về cùi dừa. Cùi dừa (cơm dừa) là phần ăn được trong trái dừa, có màu trắng, rất thơm và ngọt. Theo nghiên cứu trong cùi dừa chứa rất nhiều calo. Theo ước tính, 100g cùi dừa già chứa 368 kcal và 100g cùi dừa non thì bằng 40 kcal, 100g cùi dừa sấy khô có tới 700 kcal/100g. Đây được cho là lượng calo quá cao trong cơm dừa.
Ngoài calo, trong cùi dừa còn có các loại vitamin, khoáng chất, chất béo thực vật khác:
- Thiamine (B1): (6%) 0.066 mg
- Riboflavin (B2): (2%) 0.02 mg
- Niacin (B3): (4%) 0.54 mg
- Pantothenic acid (B5):(6%) 0.300 mg
- Vitamin B6: (4%) 0.054 mg
- Folate (B9):(7%) 26 μg
- Vitamin C: 3.3 mg (4%)
- Năng lượng: 1.481 kJ (354 kcal)
- Chất đạm: 3.3 g
- Cacbohidrat: 15.23 g
- Đường: 6.23 g
- Chất xơ thực phẩm: 9.0 g
- Chất béo: 33.49 g
- Chất béo bão hòa: 29.70 g
- Chất béo không bão hòa đơn: 1.43 g
- Chất béo không bão hòa đa: 0.37 g
- Canxi: (1%) 14 mg
- Sắt: (19%) 2.43 mg
- Magiê: (9%) 32 mg
- Phốt pho: (16%) 113 mg
- Kali: (8%) 356 mg
- Kẽm: (12%) 1.1 mg
II. Ăn dừa có béo không?
Có thể thấy, cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng vì thế ăn dừa có béo không là vấn đề được phái đẹp vô cùng quan tâm.
1. Ăn cùi dừa già có béo không?
Như đã nêu trên thì trong 100g cùi dừa già chứa 368 kcal. Đây là lượng calo cao nhưng dùng và sử dụng vừa phải, hợp lý cũng không gây tăng cân, béo phì. Tuy cùi dừa già không có tác dụng giảm cân nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, làn da.
Cùi dừa già rất giàu chất xơ, nó hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim hay rối loạn hô hấp.
2. Ăn cùi dừa non có béo không?
Nói chung, trong 100g cùi dừa non chỉ chứa 40 kcal. Ngoài ra, cùi dừa non rất mềm, vị thơm mát, ngọt dịu nên việc chị em muốn dùng cùi dừa non giảm cân là điều hoàn toàn có thể. Cùi dừa non ăn khá an toàn, lượng chất béo thấp, chất xơ tương đối lớn. Do vậy ăn cùi dừa non sẽ giúp tạo cảm giác no lâu và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác vào cơ thể.
3. Ăn cùi dừa sấy khô có béo không?
Đáp án chắc chắn là CÓ, bởi như đã nói ở trên 100g cùi dừa khô có khoảng 700 kcal. Con số này tương đương với 1 bữa ăn chính. Trong khi nhiều chị em lại nghiện món này bởi giòn tan, cực đưa miệng. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa nếu muốn giảm cân hiệu quả.
4. Ăn cùi dừa buổi tối có béo không?
Không chỉ cùi dừa mà nhiều loại thực phẩm giàu chất béo đều được khuyên không nên ăn vào buổi tối. Đặc biệt là vào khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ. Một phần là không tốt cho hệ tiêu hóa, hơn nữa còn gây nên nguy cơ tăng cân, béo phì sẽ rất cao.
Cả cùi dừa non hay cùi dừa già đều không nên ăn vào buổi tối. Nếu muốn ăn bạn nên ăn vào khoảng thời gian 2, 3 tiếng trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm lý tưởng để thức ăn kịp tiêu hóa, không tích lũy mỡ thừa và là nguyên nhân gây béo bụng ở nhiều chị em.
5. Chế độ Keto có ăn được cùi dừa không?
Không ít chị em đang thực hiện chế độ giảm cân Keto có cùng 1 câu hỏi ăn dừa có béo không Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khoảng nửa chén cùi dừa non với 13g chất béo và 2,5g carbs. Chú ý mua cùi dừa không được thêm đường nhé!
III. Làm thế nào để ăn cùi dừa không bị tăng cân?
Muốn ăn cùi dừa mà không bị tăng cân thì trước hết bạn cần phải kiểm soát được lượng cùi dừa ăn trong ngày, trong tuần. Và phải cân bằng với các loại thực phẩm khác. Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu giảm cân, chỉ được ăn 2000 kcal/ngày, 100g cùi dừa non = 40kcal. Bạn sẽ phải cắt giảm đi lượng calo trong ngày để cân đối dưỡng chất.
Ngoài ra, bạn cần kết hợp ăn uống với chế độ tập luyện thể thao phù hợp để tiêu hao năng lượng tương đương. Ví như 40 kcal cùi dừa non, bạn cần chạy bộ liên tục trong vòng 15 phút. Với 368 kcal của 100g cùi dừa già thì bạn cần chạy bộ khoảng 1 tiếng.
Chỉ nên ăn cùi dừa 1-2 lần/tuần. Chị em cũng có thể sử dụng cùi dừa để làm nước cốt dừa, chế biến nhiều món ăn khác nhau như: bánh khoai mì hấp nước cốt dừa, chuối hấp nước cốt dừa,
Chú ý: Những người bị mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn nhiều cùi dừa. Đặc biệt, những người có tiền sử béo phì thì nên hạn chế ăn cùi dừa. Bởi lượng chất béo sẽ tích tụ trong cơ thể làm cho vóc dáng của bạn càng ngày càng xấu đi.
Mặc dù ăn nhiều dừa có nguy cơ bị tăng cân khá cao, nhưng thực tế đây lại là một loại trái cây vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy nên, nếu không quan tâm nhiều đến cân nặng, bạn nên sử dụng nó mỗi ngày nhưng cần kết hợp chế độ ăn khoa học và tập luyện thể thao đều đặn.
IV. Một số tác dụng khác của cùi dừa có thể bạn chưa biết
1. Tác dụng làm đẹp
Ăn cùi dừa thường xuyên sẽ giúp cải thiện sắc tố da, làm đều màu da, giúp da dẻ trở lên mịn màng, trắng sáng. Nhiều chị em đã tận dụng cùi dừa để đắp mặt nạ, dưỡng tóc. Chỉ cần lấy miếng cơm dừa xoa lên mặt hay xay ra lấy nước cốt thoa lên tóc là được nhé.
2. Tác dụng với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hóa: Ăn cùi dừa non sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thành ruột, viêm đau đường ruột do vi khuẩn,
Ngừa ung thư: Dưỡng chất có trong cùi dừa non giúp cơ thể chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra nó còn cung cấp chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.
Tăng cường chức năng não bộ: Não bộ sẽ được chăm sóc khi bạn nạp dừa non hợp lý. Nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tiến triển của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, nào bộ minh mẫn hơn, an thần, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo.
V. Bật mí cách làm món ngon từ cùi dừa
1. Mứt dừa non
Nguyên liệu: 1kg cùi dừa non, 500g đường, 200g sữa tươi.
Sơ chế nguyên liệu:
- Gọt vỏ nâu mỏng bên ngoài cùi dừa non, đem cùi dừa thái thành miếng hoặc những sợi nhỏ dài cỡ cái đũa ăn cơm.
- Rửa dừa đã thái để loại bỏ bớt dầu dừa, khi thấy nước trong là được.
- Đun sôi một nồi nước, cho dừa vào chần trong 1 phút, chắt nước, đổ ra rổ cho ráo.
- Cho 1/3 lượng đường và sữa tươi vào chảo, đun nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều
- Cho tiếp 1/3 số dừa vào chảo, đun nhẹ, đảo đều.
- Khi nước đường sền sệt thì hạ lửa nhỏ nhất, đảo liên tục để đường kết tinh dính vào sợi dừa.
- Đảo thêm khoảng 10 phút để miếng dừa khô và dẻo dai rồi cho mứt ra khay để nguội.
2. Sinh tố dừa non
Chuẩn bị: ½ chén cùi dừa non, 100ml nước dừa tươi, 150ml nước cốt dừa, 1/3 quả dứa thái miếng nhỏ, 80g đường, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và đá viên vừa đủ.
Tiến hành:
- Bước 1: Cho cùi dừa non, nước cốt dừa, đường, nước cốt chanh và dứa vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bước 2: Đổ hỗn hợp ra ly, cho thêm đã viên vào, trộn đều, trang trí thêm cho đẹp mắt theo ý thích. Hoặc bạn có thể cho đá viên vào xay chung để món sinh tố mát đều, hấp dẫn hơn.
Vậy với bài viết trên, bạn có thể trả lời câu hỏi ăn dừa có béo không? Hãy cân đối hàm lượng dinh dưỡng để duy trì vóc dáng nhé!
Nguồn: Tổng hợp
10 tháng 03, 2021 - 1250 Lượt xem