Cuộc đấu tranh tự vệ và trị thuỷ-thuỷ lợi là những công cuộc lớn lao đặc biệt quan trọng, phải tiến hành thường xuyên, có tính cấp bách vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của cả cộng đồng. Vì thế, nó trở thành những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước.
Từ sự phân tích trên có thể giải thích về sự ra đời sớm hơn của nhà nước như sau:
Một là cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thuỷ không thể đảm đương nổi công việc lớn lao trong tự vệ và trị thuỷ-thuỷ lợi mà đòi hỏi phải có một loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nước. Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất; nhà nước có khả năng cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy, nhà nước có khả nàng huy động được lực lượng ỉ ớn sức người, sức của để thực hiện công cuộc đấu tranh để tự vê và trị thuỷ-thuỷ lợi.
Hai là các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và có vai trò quan trọng trong xã hội, quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn, các phương pháp, biện pháp, hình thức hoạt động nhằm duy trì trật tự xã hội cũng như địa vị xã hội, quyền lực và tài sản đó ngày càng thể hiện tính tập trung, độc đoán nhiều hơn, đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức mới, thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước.
NHÀ NƯỚCTRONG TRẠNG THÁI ĐANG HÌNH THÀNH Ở THỜI HÙNG VƯƠNG
Sự hình thành các liên minh bộ lạc ở đầu thời Hùng Vương Giai đoạn Phùng Nguyên
Cùng với sự phát triển của kinh tế và sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp người khác nhau và dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác, công xã nguyên thuỷ bắt đầu tan rã. Những mâu thuẫn, xung đột xảy ra ngày càng thường xuyên hơn giữa các thị tộc, bộ lạc; sự cần thiết phải tập trung sức người, sức của để thực hiện những công việc chung và để chống lại thiên tai, địch hoạ đã dẫn tới đòi hỏi có sự liên hiệp giữa các thị tộc, bộ lạc để hình thành các cơ cấu lớn hơn, đó là các liên minh thị tộc và bộ lạc. Giai đoạn này ở nước ta đã tồn tại nhiều bộ lạc, trong đó bộ lạc Vãn Lang là mạnh nhất và đến giai đoạn Phùng Nguyên thì hình thành nên liên minh bộ lạc do Hùng Vương làm thủ lĩnh. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: Bộ gọi là Văn Lang là đô của vua.Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn cũng viết: Trong số 15 bộ của nước Văn Lang, 14 bộ là các thần tộc, còn Văn Lang là nơi vua đóng đô.
Đọc thêm tại:http://kholichsuvietnam.blogspot.com/2015/07/nhung-yeu-to-thuc-ay-su-ra-oi-som-cua.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà nước văn lang, nuoc au lac