Quy định về tư vấn giám sát thi công

88 / 100
Powered by Rank Math SEO

Cập nhật theo NĐ 06/2021-NĐ-CP

MỤC LỤC

  • Định nghĩa
  • Luật làm căn cứ của định nghĩa, xây dựng phạm vi công việc, xác định chi phí Tư vấn giám sát
  • Phạm vi công việc Tư vấn Giám sát thi công xây dựng công trình gồm bốn nội dung cơ bản sau:
  • Nội dung triển khai cụ thể về phạm vi công việc Tư vấn Giám sát tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật
    • Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 2021)
    • Thông tư 16/2019/TT-BXD CHI PHÍ TƯ VẤN GIÁM SÁT

Định nghĩa

Tư vấn giám sát thi công xây lắp (construction supervision consultants) là nội dung một phần việc trong các việc của Tư vấn Xây dựng, nội dung và phạm vi được xác định theo các quy định tại Điều 120, Luật Xây dựng 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật khác gồm Nghị định, Thông tư, Quyết định.

Cập nhật: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Luật làm căn cứ của định nghĩa, xây dựng phạm vi công việc, xác định chi phí Tư vấn giám sát

Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

Luật số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;

Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Phạm vi công việc Tư vấn Giám sát thi công xây dựng công trình gồm bốn nội dung cơ bản sau:

  • Giám sát chất lượng thi công xây dựng
  • Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng
  • Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình
  • Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường

(Điều 120, khoản 1, Luật Xây dựng 50/2014/QH13)

Điều 120. (Luật Xây dựng 50/2014/QH13) Giám sát thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

Chú ý: Quyền và Nghĩa vụ của Tư vấn giám sát xây dựng liên quan đến các chủ thể khác trong dự án là Chủ đầu tư, được định nghĩa và quy định tại các điều sau:

Điều 121. (Luật Xây dựng 50/2014/QH13) Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

Điều 122. (Luật Xây dựng 50/2014/QH13)Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

Nhận xét: Tại 3 điều này, các nội dung cơ bản của công tác giám sát thi công xây dựng công trình về cơ bản đã được mô tả đầy đủ.

Nhà thầu Tư vấn giám sát sẽ xây dựng Đề cương giám sát dựa trên các nội dung chính tại Điều 120, khoản 3, thể hiện được các nội dung sau trong Đề cương của mình:

giải pháp giám sát;

quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường;

quy trình kiểm tra và nghiệm thu;

biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát;

và nội dung cần thiết khác.

Nội dung triển khai cụ thể về phạm vi công việc Tư vấn Giám sát tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 2021)

Trong trình tự Quản lý thi công xây dựng công trình (Điều 11, khoản 4, NĐ 06/2021/NĐ-CP), có nội dung Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư. Đây được coi là Trách nhiệm của chủ đầu tư (Điều 14, khoản 4, NĐ 06/2021-NĐ-CP) là Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định này (NĐ 06/2021-NĐ-CP). Chủ đầu tư có thể tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng nếu đủ năng lực theo quy định hoặc sẽ thuê một đơn vị tư vấn đủ năng lực thay mặt thực hiện theo hợp đồng.

1. Giám sát chất lượng thi công xây dựng

Nội dung Giám sát thi công xây dựng công trình cụ thể theo Điều 19 NĐ 06/2021-NĐ-CP như sau:

a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

h) Yêu cầu nhà thầu tạm ngừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng

3. Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình

4. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường:

Thông tư 16/2019/TT-BXD CHI PHÍ TƯ VẤN GIÁM SÁT

Chi phí Tư vấn giám sát thuộc chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, được xác định bằng các cách sau:

1. Theo định mức: tỉ lệ % x (quy mô chi phí xây dựng hoặc quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị cần tính)

2. Lập dự toán để xác định chi phí tư vấn theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019.

Về nội dung Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng (trong đó có chi phí Tư vấn giám sát) vui lòng xem tại đây.

(Tiếp tục được cập nhật)

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post