Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính đước sử dụng trộng rãi trong làm vườn. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và cho số lượng cây giống nhiều trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của phương pháp nhân giống này như: chất lượng hom giống, chất kích thích sinh trưởng, giá thể giâm cành. Trong bài viết hôm nay, Namix sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn một số giá thể sử dụng để giâm cành.
Xem thêm:
Cách giâm cành hoa hồng với đá Vermiculite cho tỉ lệ sống cao
Các loại giá thể giâm cành được sử dụng phổ biến
Giá thể xơ dừa
Xơ dừa là một loại giá thể quen thuộc với người làm vườn. Chúng được sản xuất từ phần vỏ của quả dừa, được cắt, nghiền nhỏ tạo thành xơ, mụn dừa. Xơ dừa sau khi xử lý chất chát Tannin và độ mặn sẽ được sử dụng làm giá thể trồng cây. Hiện nay, giá thể xơ dừa được sử dụng nhiều nhất để ươm hạt, giâm cành, giá thể thủy canh, giá thể trồng rau mầm. Với ưu điểm nhẹ, giữ ẩm tốt, rẻ tiền, tận dụng được nguồn phế phẩm trong nông nghiệp, giá thể xơ dừa được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhược điểm của xơ dừa là sau một thời gian sử dụng, xơ dừa sẽ bị phân hủy thành mùn trở thành một hỗn hợp dễ giuwxkhas nhiều nước gây úng chết cây. Mặc khác xơ dừa nếu không được xử lý kĩ sẽ làm chết và ảnh hưởng đến cây ngay sau khi trồng.
Cát hoặc đất cát pha
Cát cũng là một trong những chất nền giâm cành được sử dụng. Đặc tính của các là giữ nước tốt nhưng không úng, tạo độ ẩm thuận lợi cho cành ra rễ mới. Tuy nhiên, cát là nguồn tài nhiên không tái tạo được, mặt khác chúng có khối lượng nặng nên ít được sử dụng trong nông nghiệp đô thị hay các farm.
Giá thể đá perlite và vermiculite
Đá perlite và Vermiculite là 2 loại đá núi lửa được sử dụng nhiều trong hệ thống thủy canh. Chúng có cùng đặc tính là tạo độ thông thoáng, giữ ẩm tốt nhưng không làm úng cây. Tuy nhiên, xét về khả năng giữ nước và độ thông thoáng thì đá Vermiculite tốt hơn.
Đá perlite và Vermiculite được sử dụng 100% hoặc phối trộn với các vật liệu khác như xơ dừa, đất, than bùn để làm giá thể giâm cành, ươm hạt, giá thể thủy canh.
Tuy nhiên, nhược điểm của 2 loại đá này là giá thành cao nên thường được sử dụng cho những cây có giá trị cao.
Xem thêm:
Cách trồng hoa hồng với đá Perlite trân châu
Cách phối trộn giá thể giâm cành
Đối với giá thể xơ dừa, bạn có thể sử dụng 100% để làm chất nền giâm cành cho các loại cây trồng dễ giâm cành nhé. Và để có hiệu quả tốt hơn bạn nên trộn thêm 3 5% đá Perlite trân châu size 3 6mm để tạo độ thông thoáng cho giá thể, đồng thời cải thiện được nhược điểm giữ nước của xơ dừa.
Đối với các loại cây khó giâm cành như hoa hồng bạn nên sử dụng đá Vermiuclite hoặc đá perlite size nhỏ 2 3mm với tỷ lệ 100% để nâng cao tỷ lệ thành công.
Xem thêm:
So sánh ưu nhược điểm của các loại giá thể thủy canh
Bạn chỉ cần nhớ tiêu chuẩn của một giá thể giâm cành tốt là thoát nước nhưng giữ ẩm tốt, không chứa mầm bệnh thì sẽ điều chỉnh được tỷ lệ phù hợp với nguyên liệu sẵn có và nhu cầu sử dụng của bạn.
Trên đây là một số hướng dẫn phối trộn giá thể giâm cành. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật cho từng loại cây trồng cụ thể hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ:Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website:namix.vn| Email:
Điện Thoại:0287 1023489|Hotline:0904 003 679|0902612348