Hai vạch đỏ trên que thử thai báo hiệu tin vui đã đến với bạn. Trong suốt quá trình mang thai bạn luôn tò mò về sự phát triển cũng như hình ảnh bụng bầu qua các tháng. Bài viết mô tả rõ nhất về hình ảnh thai nhi cũng như những lưu ý mẹ cần ghi nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hình ảnh thai nhi qua các tháng
1. Mang thai tháng thứ nhất
Tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm diễn ra sau quá trình anh chàng tinh binh khỏe mạnh nhất gặp gỡ trứng của người phụ nữ. Ngay lúc này, cấu tạo di truyền học được hoàn thành, bao gồm cả giới tính thai nhi cũng được quyết định ở giai đoạn này.
Khoảng 3 - 5 ngày sau khi thụ tinh trứng sẽ được phân chia thành nhiều tế bào siêu nhỏ, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, và bắt đầu tìm chỗ để định cư, tồn tại trong tử cung.
Hình ảnh bụng bầu qua các tháng ở lúc này chưa có gì thay đổi do kích thước thai nhi còn quá nhỏ
Sựthay đổi của cơ thể
Trong giai đoạn này, phải thật tinh ý bạn mới có thể nhận ra được những thay đổi của cơ thể người mẹ lúc này. Thường thì dấu hiệu sớm nhất có thể dễ dàng phát hiện trong tháng thứ nhất của thai kỳ là chậm kinh.
Lúc này thai nhi chỉ đang trong quá trình hình thành như một cục máu nhỏ. Nhưng lúc này thai nhi đã bắt đầu có sự hình thành phôi thai và mạch máu ở tuần thứ 4 của tháng thứ nhất. Lúc này kích thước của thai nhi chỉ vào khoang 0,3 - 0,5mm. Hình ảnh bụng bầu qua các tháng của mẹ bầu lúc này không hề có gì thay đổi vì kích thước thai nhi còn quá nhỏ.
2. Mang thai tháng thứ hai
Lúc này thai nhi đã dài khoảng 2,5cm và nặng khoảng vài gram và có kích thước tương đương với một quả nho mỹ. Hình ảnh bụng bầu các tháng của mẹ lúc này chỉ nhỉnh hơn một ít gần như là không có sự thay đổi mấy.
Sự cảm nhận của mẹ
Hình ảnh bụng bầu tháng thứ 2
Cơ thể của mẹ lúc này đã bắt đầu có những biến chuyển như mệt mỏi, ốm nghén. Lúc này đi siêu âm bạn đã có thể nghe rõ nhịp tim của thai nhi. Trong thời điểm này mẹ nên bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi như viên bổ sung sắt, các nhóm vitamin. Vì bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ tất cả các bộ phận của cơ thể thai nhi sẽ dần được hình thành.
Nếu bạn bị cơn ốm nghén hoành hành hãy chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa nhỏ. Để tránh thiếu chất nên dùng đa dạng thực phẩm và tránh những món ăn không lành mạnh, nhiều chất bảo quản hay nhiều dầu mỡ. Ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
3, Mang thai tháng thứ ba
Đây là tháng đầu tiên khi vóc dáng của thai nhi được hình thành đầy đủ và đang dần cứng cáp. Đặc biệt, trong tháng thứ 3 của thai kỳ khi đi siêu âm bạn có thể nhìn rõ được cơ quan giới tính của em bé. Lúc này kích thước của bé giống với một quả lê, có chiều dài 5,3cm và cân nặng trong khoảng 14gram.
Cơn ốm nghén rõ rệt hơn
Ở tháng thứ hai của thai kỳ có thể bạn chỉ gặp những thay đổi nhẹ của cơ thể như mệt mỏi, buồn nôn nhưng ở tháng này bạn sẽ gặp nhiều phiền toái khi mà cơn ốm nghén trở nên nặng nề hơn. Có những mẹ chỉ nằm trên giường mà không thể dậy được vì ốm nghén. Bạn có thể rất nhạy cảm với nhiều mùi như mùi cơm nóng, mùi nước xả quần áo, mùi cá
Hình ảnh bụng bầu qua các tháng thứ 3
Lúc này mẹ bầu có thể cảm nhận nhẹ được cử động của thai nhi ở phần đầu tử cung nơi tiếp giáp gần nhất với thai nhi.
4. Mang thai tháng thứ tư
Vào thời điểm này kích thước của thai nhi nặng vào khoảng 99gram, chiều dài khoảng 11,5cm to bằng quả bơ to. Lúc này, những giác quan của bé sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn, bé bắt đầu nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và còn hay bị nấc cụt. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng khả năng nấc cụt của bé chứng minh hệ hô hấp của bẽ đang được hoàn thiện rất tốt.
Sự phát triển của thai nhi
Bụng bầu tháng thứ 4 rõ ràng hơn rất nhiều
Lúc này mắt bé đã có thể chớp và tim cùng các mạch máu cũng được hoàn chỉnh hơn. Cảm nhận của mẹ với đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5cm đã khá rõ ràng. Hình ảnh thai nhi qua các tháng thứ tư đã nhỉnh hơn rất nhiều.
5. Mang thai tháng thứ 5
Tháng thứ 5 của thai kỳ kích thước của thai nhi tương đương một quả chuối, nặng khoang 300gram và dài hơn 15cm. Lúc này thai nhi đã là một bản thu nhỏ của em bé sơ sinh nên mẹ hoàn toàn có thể thấy hình ảnh của bé giống ai khi đi siêu âm.
Lúc này hệ xương của bé đã bắt đầu cứng cáp hơn chuyển từ sụn mềm sang xương cứng. Nên các cử động trở nên linh hoạt hơn, bé có thể tự mút ngón tay, đạp, duỗi...
Sự phát triển rõ ràng của vùng bụng
Hình ảnh bụng bầu tháng thứ 5 của thai kỳ
Trong tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Bạn sẽ vô cùng kinh ngạc khi cảm nhận được thai nhi đạp vào bụng mình vô cùng kỳ diệu. Lúc này hình ảnh của mẹ bầu qua các tháng thứ 5 rõ ràng vô cùng. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi bạn sẽ cảm thấy nó thật nặng nề.
6. Mang thai tháng thứ 6
Lúc này thai nhi có kích thước ngang với quả dưa lê và có cân nặng khoảng 500gram, dài khoảng 29cm.
Đây là thời kỳ vô cùng thích thú vì thông báo với mẹ một tin vui, bé đã có thể nghe và phản hồi lại những âm thanh cũng như cảm nhận những cử động chạm vào bụng. Bé có thể hiểu được những lời mẹ nói, và biết buồn khi mẹ khóc. Khuôn mặt của bé lúc này đã có mi mắt, lông mày và tóc phát triển.
Hoạt động mạnh mẽ của thai nhi
Trong tháng thứ 6 của thai kỳ các cơ quan trên cơ thể bé đã hình thành đầy đủ các chức năng. Lúc này mẹ có thể giao tiếp với bé, tạo thói quen nói chuyện với bé mỗi tối. Và cảm nhận những cử chỉ khi bạn chạm tay vào bụng.
7. Mang thai tháng thứ 7
Bắt đầu từ tháng thứ 7 của thai kỳ bạn sẽ cảm nhận được khác biệt của thai nhi. Khi mà cân nặng của bé bắt đầu từ tháng này sẽ tăng trưởng rất nhanh. Trong thời gian này mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tình trạng sinh non. Kích thước thai nhi lúc này rơi vào khoảng 1kg và có kích thước tương đương với trái bí xanh nhỏ.
Thai nhi tháng thứ 7 đã cảm nhận được rõ ràng cử động
Mẹ bắt đầu cảm thấy nặng nề
Cân nặng của thai nhi vào tháng thứ 7 vào khoảng 1kg và bé sẽ di chuyển thay đổi vị trí thường xuyên hơn do không gian trong tử cung đã khá chật chội. Bụng bầu của mẹ lúc này đã khá to và bắt đầu xuất hiện những vết rạn.
8. Mang tháng thứ 8
Thời gian cán đích của hai mẹ con đã đến gần, lúc này thai nhi đã bắt đầu hấp thụ chất béo và ít nếp nhăn hơn. Từ tháng thứ 8 của thai nhi cân nặng sẽ tăng rất nhanh nên mẹ cần chú ý dinh dưỡng cho mình để bé khi sinh ra không bị quá nhẹ hoặc quá nặng.
Có thể cảm nhận được các chi của bé rõ ràng hơn bao giờ hết
Tử cung của mẹ quá chật rồi
Lúc này, tử cung của mẹ đã gần như quá chật chội với bé, bé sẽ di chuyển và quẫy đạp thường xuyên. Thậm chí, mẹ sẽ cảm nhận được các chi khi bé trườn quanh bụng bầu. Lúc này ngoài cảm nhận bụng bầu nặng nề hơn, bạn còn cảm thấy sữa non đã bắt đầu về để sẵn sàng nuôi bé. Đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi bé vào những tháng cuối của thai kỳ.
9. Mang thai tháng thứ 9
Cân nặng của em bé đã vào khoảng 2,8 đến hơn 3kg, tùy vào nhiều yếu tố. Trong tháng này mẹ có thể gặp bé bất cứ lúc nào nên bạn cần chuẩn bị mọi thứ để chiến đấu bất cứ lúc nào.
Hai mẹ con chuẩn bị cán đích
Chuẩn bị tinh thần đón bé chào đời
Ngày dự sinh của bé sẽ được các bác sĩ thông báo nếu quá tuần thứ 42 mà chưa thấy hiện tượng sinh thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Luôn theo dõi cử động của bé nếu có điều gì bất thường bạn nên thăm khám ngay lập tức.
Bắt đầu từ những tuần đầu tiên của tháng thứ 9 mẹ sẽ cảm nhận thấy nặng nề vô cùng, đôi lúc là đau hai bên háng, và rất khó đi lại. Do lúc này tư thế nằm của em bé rúc xuống tử cung bụng của mẹ sẽ bị tụt khá nhiều.