Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam
Hệ thống Ngành nghề kinh doanh Việt Nam
Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam được chia thành 03 loại: Ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề tự do kinh doanh.
Với mong muốn giúp cho Quý Khách Hàng có thể xác định được ngành nghề dự kiến đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề nào trong một rừng các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư thì trong phạm vi của bài viết này, Công ty TNHH Tư Vấn Sao Thủy gọi tắt là MERCLAW sẽ hướng dẫn cho Quý Khách Hàng toàn bộ các bước để xác định để đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Mục Lục
- 1 Ngành nghề kinh doanh là gì?
- 2 Ngành nghề cấm kinh doanh là gì?
- 3 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
- 3.1 Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
- 3.2 Ngành nghề kinh doanh yêu cầu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- 3.3 Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
- 3.4 Ngành nghề tự do kinh doanh
- 4 15 lĩnh vực đầu tư kinh doanh thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện
- 4.1 An ninh quốc phòng
- 4.2 Tư pháp
- 4.3 Tài chính
- 4.4 Công thương
- 4.5 Lao động, Thương binh và Xã hội
- 4.6 Giao thông vận tải
- 4.7 Xây dựng
- 4.8 Thông tin và Truyền thông
- 4.9 Giáo dục và Đào tạo
- 4.10 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4.11 Y tế
- 4.12 Khoa học và công nghệ
- 4.13 Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4.14 Tài nguyên và Môi trường
- 4.15 Ngân hàng
- 5 Tổng Kết
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh tiếng Anh là Business Line là một thuật ngữ pháp lý dùng để xác định loại lĩnh vực mà doanh nghiệp của Quý Khách Hàng dự kiến sẽ hoạt động, mua bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngành nghề cấm kinh doanh là gì?
Ngành nghề cấm kinh doanh tiếng Anh là Prohibited Business Line. Đây là nhóm các ngành nghề có thể gây ra phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội mà pháp luật không cho phép các loại hình công ty tư nhân kinh doanh, bằng cách liệt kê và ban hành danh mục 06 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Cụ thể:
1/ Kinh doanh các chất ma túy;
2/ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
3/ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;
4/ Kinh doanh mại dâm;
5/ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
6/ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Tham khảo: Điều chỉnh/ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tiếng Anh là Conditional Business Line. Đây là nhóm ngành nghề mà để được đăng ký kinh doanh thì phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện do pháp luật quy định.
Xem thêm: 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Các điều kiện đặt ra đối với ngành nghề kinh doanh hiện nay gồm có: Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
Vốn pháp địnhlà mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ấn định khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của Doanh nghiệp và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể giao dịch với doanh nghiệp đó.
Trên thực tế, hiện nay tồn tại rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định nằm rải rác trong những văn bản dưới luật trong những phạm vi và lĩnh vực do các cơ quan ban ngành quản lý.
Quý Khách Hàng có thể tham khảo 20 ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định mới nhất trong bài viết của chúng tôi.
Lưu ý rằng: Danh mục chỉ nhằm mục đích tham khảo vì có những ngành nghề mà hiện nay mức vốn pháp định đã thay đổi hoặc có thể sẽ tiến đến bãi bỏ với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Ngành nghề kinh doanh yêu cầu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Đây là các ngành nghề yêu cầu các cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải có các chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng minh doanh nghiệp đã đảm bảo được các điều kiện nhất định để kinh doanh do chính cơ quan quản lý đó chấp thuận và cấp phép.
Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề làvăn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Tùy thuộc tính chất của ngành nghề và nhu cầu quản lý nhà nước xác định cụ thểnhững ngành nghề mà người hoạt động trong ngành nghề ấy phải có chứng chỉ hành nghề.
Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạnhoặccông ty cổ phầnthì một trong những người quản lý, điều hànhdoanh nghiệpphải có loại chứng chỉ đó.
Ngành nghề tự do kinh doanh
Đây là những ngành nghề kinh doanh còn lại và không thuộc 02 trường hợp nêu trên.
Đối với những ngành nghề này thì Quý Khách Hàng chỉ cần đăng ký mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 với cơ quan đăng ký kinh doanh là có thể hoạt động.
Tham khảo:Mã ngành nghề kinh doanh cấp 4
Trường hợp, những ngành nghề mà Quý Khách Hàng dự kiến đăng ký không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn thực hiện trước khi tiến hành đăng ký
15 lĩnh vực đầu tư kinh doanh thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện
An ninh quốc phòng
Lĩnh vực này bao gồm 11 ngành nghề: Sản xuất con dấu; Kinh doanh và sửa chữa công cụ hỗ trợ; Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ; Dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh dịch vụ xoa bóp; Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; Dịch vụ bảo vệ; Kinh doanh súng bắn sơn; Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy; Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
Tư pháp
Lĩnh vực này bao gồm 07 ngành nghề: Hành nghề luật sư; Công chứng; Giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả; Bán đấu giá tài sản; Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; Thừa phát lại; Quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản.
Tài chính
Lĩnh vực này bao gồm 22 ngành nghề: Dịch vụ kế toán; Kiểm toán; Làm thủ tục về thuế; Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục Hải quan; Bán hàng miễn thuế; Kinh doanh dịch vụ lưu kho ngoại quan; Kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa; Kinh doanh dịch vụ tập kết, kiểm tra hải quan trong, ngoài khu vực của khẩu; Kinh doanh chứng khoán; Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác; Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh tái bảo hiểm; Môi giới bảo hiểm; Đại lý bảo hiểm; Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; Kinh doanh xổ số; Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; Kinh doanh casino; Kinh doanh dịch vụ đặt cược; Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện.
Công thương
Lĩnh vực này bao gồm 30 ngành nghề, phổ biến gồm: Kinh doanh xăng dầu; Kinh doanh khí; Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy); Kinh doanh phân bón vô cơ; Kinh doanh rượu; Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá; Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa; Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương; Xuất khẩu gạo; Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hành thực phẩm đông lạnh; Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; Nhượng quyền thương mại; Kinh doanh than; Kinh doanh dịch vụ lo-gi-stic; Kinh doanh khoáng sản; Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài; Hoạt động thương mại điện tử; Hoạt động dầu khí; Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp; Kiểm toán năng lượng; Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô.
Lao động, Thương binh và Xã hội
Lĩnh vực này bao gồm 11 ngành nghề: Hoạt động dạy nghề; Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề; Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; Kinh doanh dịch vụ việc làm; Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện; Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy; Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động.
Giao thông vận tải
Lĩnh vực này bao gồm 29 ngành nghề, phổ biến gồm: Kinh doanh vận tải đường bộ; Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe; Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông; Kinh doanh vận tải đường thủy; Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển; Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển; Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; Kinh doanh khai thác cảng biển; Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ cung cấp, đảm bảo hoạt động bay; Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức; Kinh doanh dịch vụ đảm bảo hàng hải; Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
Xây dựng
Lĩnh vực này bao gồm 17 ngành nghề: Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng; Kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình; Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng; Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện; Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine.
Thông tin và Truyền thông
Lĩnh vực này bao gồm 16 ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ bưu chính; Kinh doanh dịch vụ viễn thông; Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền .vn; Dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thành lập, hoạt động nhà xuất bản; Kinh doanh dịch vụ in; Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm; Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội; Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet; Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin; Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Giáo dục và Đào tạo
Lĩnh vực này bao gồm 11 ngành nghề: Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên; Hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên; Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông; Hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp; Hoạt động của các trường chuyên biệt; Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non; Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; Kiểm định chất lượng giáo dục; Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực này bao gồm 34 ngành nghề, phổ biến gồm: Khai thác thủy sản; Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá; Kinh doanh thủy sản; Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; Kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vắc xin, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật; Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi tập trung, sản xuất con giống; giết mổ động vật; cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, sơ chế, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh sản phẩm động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm động vật; Kinh doanh, khảo nghiệm phân bón hữu cơ; Kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất thức ăn chăn nuôi; Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Y tế
Lĩnh vực này bao gồm 19 ngành nghề, phổ biến gồm: Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV; Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô; Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; Kinh doanh thuốc; Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc; Sản xuất mỹ phẩm; Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm; Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng; Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế; Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế; Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; Kinh doanh dịch vụ đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học (BA/BE) của thuốc; Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; Kinh doanh trang thiết bị y tế; Hoạt động của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế; Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế.
Khoa học và công nghệ
Lĩnh vực này bao gồm 09 ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ; Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Xuất, nhập khẩu và vận chuyển vật liệu phóng xạ; Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ; Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; Kinh doanh dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ; Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Lĩnh vực này bao gồm 17 ngành nghề: Sản xuất phim; Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật; Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án hoặc tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Kinh doanh dịch vụkaraoke, vũ trường; Kinh doanh dịch vụ lữ hành; Kinh doanh dịch vụhoạt động thể thao; Kinh doanh dịch vụbiểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu; Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội; Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; Kinh doanh dịch vụ lưu trú; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Kinh doanh dịch vụ bảo tàng; Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng); Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kinh doanh dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
Tài nguyên và Môi trường
Lĩnh vực này bao gồm 17 ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai; Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai; Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất; Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất; Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước; Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản; Khai thác khoáng sản; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; Nhập khẩu phế liệu; Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường; Kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm
Ngân hàng
Lĩnh vực này bao gồm 11 ngành nghề: Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; Hoạt động ngoại hối; Kinh doanh mua, bán vàng miếng; Sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Hoạt động in, đúc tiền; Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Tổng Kết
Trên đây là những gợi mở của MERCLAW trong việc giúp Quý Khách Hàng xác định, lựa chọn và kê khai đăng ký các ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.
Việc xác định kinh doanh trong lĩnh vực nào tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là cực kỳ quan trọng vì nó sẽ định hình mục tiêu và kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp của Quý Khách Hàng cũng như sự quản lý của cơ quan thuế.
Một lưu ý nữa đó là khi đăng ký ngành nghề kinh doanh Quý Khách Hàng cần phải xác định rõ lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp và các lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính là gì và chỉ tiến hành đăng ký đối với các ngành nghề đó mà thôi.
Việc đăng ký nhiều ngành nghề không liên quan hoặc thật sự không cần thiết có thể dẫn đến việc đối tác của Quý Khách Hàng khó xác định được lĩnh vực hoạt động chính của công ty, năng lực cũng như điều kiện hiện tại của doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của đối tác.
Tuy nhiên, Quý Khách Hàng cũng không nên lo lắng vì trong quá trình hoạt động kinh doanh vẫn có thể thực hiện thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh để mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác.
CÓ THỂ BẠN SẼ MUỐN XEM:
- 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mới nhất 2019
- 20 ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định 2018
- Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh cấp 4 mới nhất 2018
- Dịch vụ thay đổi tên công ty
- Công ty cổ phần là gì? Ưu nhược điểm CTPC
- Hoá đơn điện tử chính thức được áp dụng từ ngày 01/11/2020
- Cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty?
- Siết chặt cá nhân đầu tư ra nước ngoài