Hiểu những đặc điểm của trẻ để chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 6 9 tháng tuổi
Trẻ đang dần nhận thức được rằng các vật thể vẫn tồn tại xung quanh trẻ ngay cả khi trẻ không nhìn thấy hay cảm thấy chúng. Điều này có nghĩa rằng nếu như trẻ không nhìn thấy đồ chơi mà trẻ yêu thích thì không những trẻ sẽ không bỏ qua đồ chơi đó mà còn loay hoay tìm kiếm chúng. Điều này còn có nghĩa rằng lúc này bố mẹ đã có thể chơi trò trốn tìm đồ vật với trẻ, ví dụ như bố mẹ có thể giấu đi con gấu Teddy trong khi trẻ đang nhìn, và trẻ nhìn thấy điều đó, trẻ sẽ phản ứng lại ngay lập tức. Lúc này bố mẹ có thể tự hào rằng con mình nay đang dần lớn và phát triển khá ổn định.
Những đồ chơi nào là đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 6 9 tháng tuổi ?
Đây là giai đoạn trẻ đã bắt đầu tập di chuyển. Từ việc trẻ có thể tự ngồi, đây là một trong những dấu hiệu quan trọng đánh dấu trẻ đang dần phát triển, tiếp theo đó là trẻ có thể tự lật qua lật lại, dùng đầu gối và tay để chống lên sàn nhà và cuối cùng là trẻ có thể bò. Khi trẻ được 9 tháng tuổi, trẻ đã biết dùng sức để tự kéo mình dậy bằng cách nắm dựa vào các đồ vật trong nhà và sẵn sàng tập đi. Các đồ chơi dưới đây có thể giúp phát triển các giác quan và kỹ năng vận động cho trẻở giai đoạn này một cách nhanh chóng.
- Sách : Đây là độ tuổi mà việc đọc sách trở nên thú vị hơn đối với cả trẻ và phụ huynh. Đọc sách cùng trẻ là một trong những việc làm quan trọng để giúp trẻ phát triển kĩ năng ngôn ngữ của mình, điều mà trẻ đã và đang tiến bộ một cách nhanh chóng. Ở độ tuổi này thì cả sách giấy mềm và giấy cứng đều phù hợp với trẻ. Sau khi bố mẹ đọc xong 1 quyển sách, có thể đưa quyển sách đó cho trẻ, để trẻ được tự mình lật từng trang và đọc cho bố mẹ nghe theo cách của trẻ.
- Đồ chơi treo nôi, cố định nhiều màu sắc : Nhiều trẻ cực thích các đồ chơi nhiều màu sắc được bố mẹ treo nôi hoặc dán tập trung tại một khu vực cố định trong nhà. Những đồ chơi này có nhiều bộ phận có thể di chuyển và xoay, là một khu vực hoàn hảo ngay chính trong nhà có thể giúp trẻ luyện tập phối hợp các khớp tay để tạo nên những phản xạ giác quan sau này. Trẻ lúc này cũng dần tiếp thu các ý tưởng đối với các đồ vật xung quanh trẻ, đặc biệt là những đồ vật có thể bóp, xoắn, rung, thả,sẽ thu hút được sự chú ý quan sát của trẻ. Trẻ cũng rất thích âm thanh nên nếu có thể, bố mẹ nên tìm thêm những đồ vật phát ra tiếng kêu và treo lên tường để trẻ thêm hứng thú. Nhưng bố mẹ cũng cần đảm bảo những đồ vật đó sẽ không tự nhiên tắt đi và có cách để tránh được việc các bo mạch bị hỏng do các sợi ruy băng của trẻ bị mắt kẹt bên trong.
- Đồ chơi búp bê mềm và thú nhồi bông: Trẻ ở giai đoạn này thường thích cầm theo đồ vật dễ thương mà chúng yêu thích như búp bê hoặc thú nhồi bông. Các bác sĩ nhi khoa rất khuyến khích việc này, vì bác sĩ cho rằng sau này trẻ lớn lên, phần lớn những vật quen thuộc với bé đều sẽ thay đổi khác đi, chỉ những đồ vật mà trẻ thích và giữ lâu bên cạnh là vẫn vậy và vẫn phù hợp ở bên cạnh với trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cần tránh đưa cho trẻ những sợi ruy băng, đồ chơi có mắt làm bằng nhựa, đồ chơi dạng sợi hay bất cứ loại đồ chơi nào trẻ có thể kéo ra và đưa vào miệng được. Và đừng mua cho trẻ những con búp bê quá lớn, trẻ sẽ thấy khó khăn trong việc cầm nắm chúng. Bên cạnh đó, đồ chơi phải được dán nhãn chống cháy, không bắt lửa và có thể chùi rửa được.
- Trái bóng: Những trái bóng luôn đem lại sự thích thú cho trẻ em dù cho chúng có đang ở độ tuổi nào. Đặc biệt là những quả bóng vải nhẹ thì phù hợp với hầu hết các trẻ đang trong giai đoạn này. Bố mẹ có thể chơi với trẻ bằng cách lăn bóng qua lại trên sàn, tới khi trẻ lớn và vững hơn, bố mẹ có thể ném bóng đi xa hơn 1 chút để trẻ tự bò tới chơi với bóng.
- Đồ hàng cho bé: Nhà bếp là một trong những nơi yêu thích của trẻ. Bố mẹ có thể đưa cho trẻ một cái chén hoặc một cái ly nhựa hay vài cái thìa gỗ cũng đủ để trẻ tự chơi cả ngày. Nếu bố mẹ mở tủ trong khi đang nấu ăn thì rất nhanh, trẻ đã kéo vài đồ vật trong đó ra và nghịch rồi. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên để những đồ vật có trọng lượng nhẹ, an toàn và nhỏ gọn tại những vị trí trẻ có thể với tới để đảm bảo rằng lúc bố mẹ không thể quan sát trẻ, trẻ cũng sẽ không bị bất cứ vật gì nặng rơi trúng người.
- Đồ chơi xếp hình khối xây dựng: Bố mẹ lúc này nên bắt đầu hướng dẫn cho trẻ cách xếp được vài khối đơn giản và xô ngã chúng. Chồng các khối đó vào thùng và sau đó đổ ra trước mặt trẻ, trẻ sẽ tự nảy sinh các ý tưởng. Xếp thành khối một cách hoàn thiện và sau đó xô ngã nó là hình thức chơi phổ biến nhất ở độ tuổi này
- Các đồ chơi phát triển động tác vận động: Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể bò quanh nhà, chính vì vậy, trẻ rất chú ý đến những đồ vật cũng di chuyển giống chúng. Bố mẹ có thể mua một chiếc xe đẩy vững vàng để bé có thể nắm vào đó và dựa vào tường bắt đầu tập đi xung quanh tấm thảm hoặc bố mẹ cũng có thể tìm các đồ chơi mà nó sẽ phát ra tiếng kêu khi bé đẩy đi để trẻ thêm hứng thú.
Cột mốc phát triển của trẻ & cách chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Xem thêmĐồ chơi phù hợp cho trẻ từ 12 - 18 tháng tuổiĐồ chơi phù hợp cho trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 24 - 30 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 30 - 36 tháng tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 - 5 tuổi
Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 - 8 tuổi
Từ khóa:đồ chơi phù hợp chotrẻ từ 6 9 thángtuổi do choi phu hop cho tre tu 6 - 9 thang tuoi - đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi - do choi phu hop cho tre tu 7 -8 thang tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)