Thế nào là kết tủa protein

Phần 2. 10 bài thí nghiệm thực hành môn Sinh học
Bài 1. Nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào
I. MỤC TIÊU
1. Pha chế và sử dụng một số thuốc thử, hóa chất thông dụng trong hóa sinh học: thuốc thử Lugol,
Fehling.
2. Nhận biết protein, amino axit bằng một số thuốc thử đặc trưng (ninhydrin, Biuret, HNO 2), chứng
minh một số tính chất của protein: phản ứng màu với một số thuốc thử, kết tủa thuận nghịch và không
thuận nghịch.
3. Nhận biết tinh bột, saccharide, phân biệtđường no và đường không no(đường còn và không còn
tính khử).
4. Nhận biết lipid, chứng mình một số tính chất của triglyceride.
5. Rèn các kỹ năng thực hành:
Kỹ năng thực hành thí nghiệm, đức tính kiên nhẫn, để đạt được mục đích của mình.
Kỹ năng quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm
Kỹ năng thao tác thí nghiệm, bố trí thí nghiệm
Kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm
Kỹ năng báo cáo kết quả thực hành
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
A. Nhận biết protein
Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận nghịch)
+ (NH4)2SO4 là muối trung tính, vừa có tác dụng trung hòa điện (các ion tác dụng tương hỗ với các
nhóm tích điện trái dấu), vừa loại bỏ lớp vỏ hydrat của phần tử keo protein, do đó làm kết tủa protein.
Phản ứng kết tủa này là kết tủa thuận nghịch, các protein khác nhau bị kết tủa ở các nồng độ muối khác
nhau.
+ So với albumin, globulin có độ tan kém hơn nên kết tủa trước, khi hòa tan sẽ tan chậm hơn.
Kết tủa protein bằng axit hữu cơ(Kết tủa không thuận nghịch)
+ TCA (tricloacetic acid) là một muối hữu cơ có tác dụng làm biến tính protein (thay đổi tính tan,
hoạt tính sinh học, cấu trúc,...), khi đó protein bị đông tụ lại thành dạng keo không hòa tan (kết tủa không
thuận nghịch). Các nhân tố khác cũng có thể gây biến tính protein như nhiệt độ cao, axit vô cơ đặc, một số
axit hữu cơ, kiềm đặc, muối kim loại nặng nồng độ cao,...
+ Phản ứng này được sử dụng rộng rãi trong thực tế để phát hiện hoặc loại bỏ protein khỏi dung
dịch, phát hiện protein trong nước tiểu (độ nhạy lên tới 0,0015%).
B. Nhận biết tinh bột, saccharid
Phản ứng màu của tinh bột với iod
+ Amilose trong tinh bột có khả năng tương tác tạo phức với tinh bột, hình thành cấu trúc xoắn giữ
các phân tử iod ở giữa (phức này có màu xanh đặc trưng). Sự tương tác này dễ dàng bị phá vỡ khi đun
nóng.
Phân biệt đường đơn (glucozơ) và đường đôi (sacarozơ )
+ Phản ứng với thuốc thử Fehling, Benedict hay tráng gương đều là những phản ứng chứng minh
glucose có tính khử, phân biệt glucose với sucrose. Phản ứng Benedict và tráng gương có thể thực hiện dễ
dàng, hóa chất dễ chuẩn bị (chú ý tránh để AgNO 3 dây ra tay). Thuốc thử Fehling khó chuẩn bị (muối
segnette). Khi thực hiện phản ứng tráng gương có thể thực hiện thêm với sucrose.
Phản ứng với thuốc thử Fehling
+ Trong thuốc thử Fehling, muối tactrat có vai trò tạo phức với Cu 2+ tạo ion phức [Cu(C4H4O6)2]2
(khiến Fehling có màu xanh lơ) nhằm ngăn cản sự tạo thành kết tủa Cu(OH)2 trong thuốc thử.
+ Ống nghiệm I: khi tác dụng với glucose (HOCH 2(CHOH)4CH=O, có chứa gốc andehyte) hoặc
các chất chứa gốc andehyte, thuốc thử này tạo kết tủa Cu2O đỏ. Phản ứng xảy ra khi đun nóng:
2Na2[Cu(C4H4O6)2] + NaOH + RCHO + H2O
Cu2O + RCOONa + 2H2C4H4O6 + 2Na2C4H4O6
+ Ống nghiệm II: không tạo kết tủa vì sucrose (đường đôi) không có tính khử nên không có phản
ứng với Fehling.

1

Sucrose:
Phản ứng Benedict
+ Phản ứng xảy ra hoàn toàn tương tự như với thuốc thử Fehling.
+ Phản ứng này rất nhạy, chỉ cần sử dụng glucose 0,1% là đã tạo kết tủa Cu 2O đỏ gạch, tuy nhiên kết
tủa lẫn với dung dịch màu xanh dương nên dung dịch chuyển sang màu xanh đậm.
+ Nếu sử dụng glucose 1% thì lượng kết tủa sinh ra lớn, sẽ nhìn thấy rõ kết tủa Cu 2O (lẫn với màu
xanh của dung dịch nên không thấy màu đỏ gạch mà chuyển sang đỏ nâu, gần như đen).
Phản ứng tráng gương
+ Khi mới cho NH3 xảy ra phản ứng tạo và hòa tan kết tủa
AgNO3 + NH3 + H2O AgOH + NH4NO3
AgOH + 2NH3 [Ag(NH3)2]OH
+ Khi cho glucose 5% vào và đun nóng:
HOCH2(CHOH)4CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH
HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
C. Nhận biết lipid
Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
+ Bình thường mỡ không hòa tan trong nước.
+ Khi có chất tạo nhũ tương (axit mật, xà phòng,...), mỡ bị phân ra thành các giọt nhỏ, gọi là hiện
tượng nhũ tương hóa.
Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
+ Khi đun nóng dầu với chất lấy nước, glyceryl tự do được giải phóng, chất này mất nước tạo thành
acrolein có mùi khét đặc biệt, dễ nhận biết:
HOCH2CHOHCH2OH CH2=CHCH=O + H2O
+ Khi cho giấy lọc tẩm AgNO3/NH3 vào miệng ống sẽ xảy ra phản ứng tráng bạc:
CH2=CHCH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O
CH2=CHCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
* Chú ý: Nếu thay dầu lạc bằng lipid không chứa glyceryl (như sáp) thì sẽ không có phản ứng này.
Phản ứng xà phòng hóa
+ Dưới tác dụng của kiềm NaOH, triglycerid bị xà phòng hóa

+ Khi thêm CaCl2 vào sẽ tạo thành kết tủa canxi của muối hữu cơ.
Sự tạo thành axit béo tự do
+ Thêm H2SO4 vào dung dịch xà phòng, dung dịch trở nên đục do axit béo được tạo thành.
2RCOONa + H2SO4 2RCOOH + Na2SO4
Khi đun nóng, axit béo nổi lên trên bề mặt dung dịch.
+ Khi thêm NaOH vào ống nghiệm chứa axit béo xảy ra phản ứng trung hòa:
RCOOH + NaOH RCOONa + H2O
+ Khi dư NaOH, dung dịch có môi trường bazơ làm phenol phtalein không màu chuyển sang màu
hồng.
+ Thêm dung dịch axit béo xảy ra phản ứng trung hòa NaOH dư làm màu hồng nhạt dần, tiến tới
không màu.
III. THIẾT BỊ HÓA CHẤT- MẪU VẬT
1. Dụng cụ
+ Ống nghiệm, pipet, cốc đong, ống đong 50ml, bình nón 50ml, đũa thủy tinh.
2

+ Giá đựng ống nghiệm, kẹp gỗ.
+ Bản sứ 6 giếng, cối chày sứ, chén thủy tinh, bình sắc ký.
+ Giấy lọc, giấy quỳ, giấy sắc ký, giấy thấm, bông.
+ Đèn cồn.
2. Thiết bị
+ Bếp điện, tủ ấm 370C, tủ lạnh, nồi cách thủy.
+ Máy đo pH, đồng hồ, cân hóa chất.
3. Nguyên liệu, hóa chất
+ Lòng trắng trứng, tinh bột, dầu lạc, mỡ động vật
+ Glucose, sucrose
+ Ethanol 96%, ether ethylic
+ Tricloacetic acid (CCl3COOH), H2SO4 đặc
+ Tinh thể (NH4)2SO4, KI, I2, CuSO4.5H2O, muối Segnette (kali natri tactrat,NaOOCCHOH
CHOHCOOK.4H2O hay C4H4O6NaK.4H2O), NaOH, KHSO4, CaCl2
+ Bột Na2CO3, natri citrat HOOCCH2C(OH)(COOH)CH2COONa
+ AgNO3/NH3, xà phòng
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Nhận biết protein
1.1.Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận nghịch)
Chuẩn bị:
+ Lòng trắng trứng pha loãng: Lấy lòng trắng của 01 quả trứng cho vào 0,5 lít nước cất, cho thêm
3gram NaOH tinh khiết, khuấy đều.
+ Chuẩn bị dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa:Cân 08 gram tinh thể amoni sun-phát(NH4)2SO4, hòa tan
từ từ trong 10ml nước cất cho tới khi tinh thể không bị hòa tan. Lọc bằng giấy lọc.
+ Ống nghiệm, pipet, đũa thủy tinh, giấy lọc.
Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm:10ml lòng trắng trứng pha loãng, 10ml dung dịch (NH 4)2SO4bão hòa, lắc đều
(có thể dùng đũa thủy tinh khuấy), thấy xuất hiện kết tủa.
+ Để 5 phút, lọc thu riêng kết tủa ra 1 ống nghiệm, dịch thu được đưa sang ống nghiệm khác (chú ý:
trước khi lọc phải thấm ướt giấy lọc bằng dung dịch (NH4)2SO4).
+ Cho vào dịch lọc 3g tinh thể (NH4)2SO4, thấy tiếp tục xuất hiện kết tủa.
+ Lọc, thu lấy kết tủa vào 1 ống nghiệm khác.
+ Thêm vào mỗi ống nghiệm (chứa các kết tủa thu được) khoảng 3ml nước cất, lắc đều, so sánh sự
hòa tan kết tủa. (Chú ý: để khách quan, nên lấy lượng kết tủa tương đối bằng nhau, do kết tủa globulin
bao giờ cũng nhiều hơn albumin).
1.2. Kết tủa protein bằng axit hữu cơ(Kết tủa không thuận nghịch)
Chuẩn bị:
+ Dung dịch lòng trắng trứng 5%, tricloacetic acid (CCl3COOH) 10%
+ Ống nghiệm, pipet
Tiến hành:
+ Cho 1ml dung dịch lòng trắng trứng 5% vào ống nghiệm
+ Thêm 510 giọt dung dịch tricloacetic acid (TCA) 10%, lắc đều. Quan sát hiện tượng.
Kết quả: ?
Giải thích:
2. Nhận biết tinh bột, saccharid
2.1. Phản ứng màu của tinh bột với iod
Chuẩn bị:
+ Dung dịch tinh bột 5%: Hòa tan 0,5g tinh bột trong một ít nước cất, thêm nước cất đang sôi vào,
khuấy đều, tiếp tục đun đến sôi, để nguội, tiếp tục thêm nước cất đến đủ 100ml.
+ Thuốc thử Lugol: Hòa tan 2,5g KI trong 20ml nước cất, thêm 1g iod, lắc cho tan hết, thêm nước
cất đến 100ml.
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn.
Tiến hành:
+ Lấy 23ml dung dịch tinh bột vào ống nghiệm.
+ Thêm vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát màu.
3

+ Đun nóng ống nghiệm tới khi dung dịch vừa mất màu.
+ Làm lạnh ống nghiệm, quan sát hiện tượng.
+ Đun nóng ống nghiệm tới khi dung dịch mất màu thì đun tiếp khoảng 30 giây.
+ Làm lạnh ống nghiệm trở lại, quan sát hiện tượng.
Kết quả:?
Giải thích:?
2.2.Phân biệt đường đơn (glucôse) và đường đôi (sucrôse)
2.2.1.Phản ứng với thuốc thử Fehling
Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose 1%, sucrose 1%, NaOH, tinh thể CuSO 4.5H2O, muối segnette (kali natri
tactrat, NaOOCCHOHCHOHCOOK.4H2O hay C4H4O6NaK.4H2O).
+ Pha thuốc thử Fehling: Dung dịch Fehling A: hòa tan 0,4g CuSO 4.5H2O trong 10ml nước cất (nếu
dung dịch đục thì cần lọc). Dung dịch Fehling B: hòa tan 0,2g C 4H4O6NaK.4H2O và 1,5g NaOH trong
10ml nước cất. Thuốc thử Fehling (chỉ pha ngay trước khi sử dụng để hạn chế sự tạo thành kết tủa
Cu(OH)2): trộn 1 thể tích Fehling A và 1 thể tích Fehling B, lắc đều, thu được dung dịch trong, xanh biếc.
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn.
Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm A: 1ml glucose 1%, ống nghiệm B: 1ml sucrose 1%
+ Thêm vào mỗi ống 1ml thuốc thử Fehling
+ Lắc đều các ống, đun đến khi bắt đầu sôi, quan sát hiện tượng.
Kết quả:?
Giải thích:?
2.2.2.Phản ứng Benedict
Phản ứng này rất đặc trưng và nhạy với đường khử hơn phản ứng với thuốc thử Fehling.
Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose 0,1%, CuSO4 17,3%, bột Na2CO3, bột natri citrat HOOCCH2C(OH)
(COOH)CH2COONa
+ Pha thuốc thử Benedict: hòa tan 17,3g natri citrat trong 70ml nước cất đun sôi, thêm 10g Na 2CO3
khan, làm lạnh, thêm từ từ 10ml dung dịch CuSO 4 17,3%, thêm nước đến đủ 100ml, dung dịch có màu
xanh dương.
+ Ống nghiệm, pipet, nồi cách thủy 1000C
Tiến hành:
+ Cho 5ml thuốc thử Benedict và 8 giọt dung dịch glucose 0,1% vào ống nghiệm
+ Đặt ống nghiệm vào nồi cách thủy đang sôi trong 5 phút, quan sát dung dịch.
Kết quả:?
Giải thích: ?
2.2.3.Phản ứng tráng gương
Chú ý: Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, tránh để AgNO3 dây ra tay.
Chuẩn bị:
+ Dung dịch NH3, AgNO3, glucose 5%
+ Ống nghiệm, pipet, đèn cồn
Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AgNO3 5%
+ Thêm từng giọt NH3, tạo thành kết tủa
+ thêm NH3 đến khi kết tủa vừa tan
+ Thêm 3ml glucose 5% và đun, quan sát hiện tượng.
Kết quả: ?
Giải thích:?
3. Nhận biết lipid
3.1.Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, dung dịch xà phòng loãng hoặc mật động vật
+ Ống nghiệm, pipet
Tiến hành:
+ Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 4ml nước cất
4

+ Thêm 35 giọt dầu lạc vào mỗi ống
+ Thêm 0,5ml dung dịch xà phòng loãng (hoặc vài giọt dịch mật) vào ống B
+ Lắc đều cả 2 ống, quan sát hiện tượng.
Kết quả: ?
Giải thích:?
3.2.Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, tinh thể KHSO4, dung dịch AgNO3/NH3
+ Ống nghiệm, pipet, giấy lọc, ống nghiệm
Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm 23 giọt dầu lạc
+ Thêm một ít KHSO4 (khoảng 200mg)
+ Lắc đều, đun nóng mạnh tới khi có khói trắng thoát ra
+ Lấy giấy lọc tẩm AgNO3/NH3 hơ vào miệng ống nghiệm đang thoát khói, quan sát hiện tượng.
Kết quả:?
Giải thích: ?
3.3.Phản ứng xà phòng hóa
Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, dung dịch NaOH 0,5M trong ethanol 50%, dung dịch CaCl2 1%.
+ Ống nghiệm, pipet, bình nón 50ml, nồi cách thủy 1000C, bếp điện.
Tiến hành:
+ Cho 0,5ml dầu lạc vào bình nón 50ml
+ Thêm 10ml dung dịch NaOH/C2H5OH
+ Khuấy đều và đun cách thủy 1 giờ, nếu chưa cạn thì lấy ra đun đến khi cạn khô
+ Lấy sản phẩm ra, để nguội, thêm 2030ml nước cất, lắc đều, quan sát
+ Lấy 23ml dung dịch trên vào ống nghiệm, thêm 1ml CaCl2 1%, lắc đều, quan sát hiện tượng.
Kết quả: ?
Giải thích: ?
3.4.Sự tạo thành axit béo tự do
Chuẩn bị:
+ Dịch xà phòng trong bình nón 50ml còn thừa ở thí nghiệm trên, H 2SO4 đặc, ether ethylic, NaOH
0,01%.
+ Ống nghiệm, pipet, giấy quỳ, đèn cồn.
Tiến hành:
+ Thêm vài giọt H2SO4 đặc vào dung dịch xà phòng trong bình nón cho tới khi môi trường có pH
axit (thử pH bằng giấy quỳ tím), quan sát hiện tượng.
+ Đun hỗn hợp đến sôi, xuất hiện lớp chất lỏng nổi trên bề mặt.
+ Tách riêng lớp chất lỏng nổi đó, hòa tan trong 5ml ether ethylic.
+ Lấy 1ml dịch trên cho vào ống nghiệm, thêm vài giọt phenol phtalein, thêm NaOH 0,01% tới khi
dung dịch có màu hồng.
+ Thêm từ từ dung dịch hòa tan trong ether ở trên, quan sát sự đổi màu dung dịch.
Kết quả: ?
Giải thích: ?
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1.Nhận biết protein
1.1.Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận nghịch)
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Cả 2 lần thêm dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa và tinh thể (NH4)2SO4 có thu được kết tủa hay không?
Kết tủa ở lần nào nhiều hơn?
+ Khi lắc kết tủa với nước cất thì hiện tượng xảy ra là gì?
+ Kết tủa thu được ở lần nào tan dễ dàng hơn?
Giải thích các kết quả thu được. Tại sao trước khi lọc phải thấm ướt giấy lọc bằng dung dịch
(NH4)2SO4?
Kết luận rút ra là gì?
5

Nếu trong thí nghiệm ta thay dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa bằng nước cất thì thu được kết quả thế
nào? Ý nghĩa của thí nghiệm này là gì?
1.2.Kết tủa protein bằng axit hữu cơ
Gợi ý phân tích kết quả: Xuất hiện kết tủa protein.
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2. Nhận biết tinh bột, saccharid
2.1.Phản ứng màu của tinh bột với iod
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Khi thêm thuốc thử Lugol vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện màu gì?
+ Sự thay đổi màu như thế nào khi đun nóng; khi làm lạnh ống nghiệm chứa dung dịch?
+ Nếu đun nhẹ rồi lại làm lạnh thì sự biến đổi màu diễn ra thế nào? Thí nghiệm lặp lại đến khoảng
lần thứ 710 thì kết quả có thay đổi không? (Lưu ý: số lần có thể lặp lại phụ thuộc vào việc đun nhẹ
nhàng hay không).
+ Khi đun nóng kĩ dung dịch, làm lạnh trở lại, dung dịch có còn màu xanh không?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.2. Phân biệt đường đơn (glucose) và đường đôi (sucrose)
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Ống nào (A hay B) xuất hiện kết tủa? Màu kết tủa là màu gì?
+ Theo lý thuyết thì màu kết tủa là màu gì? Tại sao thực tế màu kết tủa lại khác?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.3. Phản ứng Benedict
Gợi ý phân tích kết quả: Dung dịch chuyển màu như thế nào? Nếu sử dụng glucose 1% thì có thể
thấy kết tủa màu gì?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
(Lưu ý: Phản ứng này rất đặc trưng và nhạy với đường khử hơn phản ứng với thuốc thử Fehling).
3. Nhận biết lipid
3.1.Thí nghiệm về tính tan của mỡ
Gợi ý phân tích kết quả:
Ống
Nguyên liệu, hóa chất
Tính tan
Kết quả thí
nghiệm
nghiệm
Ống A
2ml nước cất + dầu lạc
?
?
Ống B
2ml ethanol + dầu lạc
?
?
Ống C
2ml benzen + dầu lạc
?
?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
3.2. Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
Gợi ý phân tích kết quả:
Ống
Nguyên liệu, hóa chất
Tính tan
Màu của
nghiệm
dung dịch
Ống A
4ml nước cất + 35 giọt dầu lạc
?
?
Ống B
4ml nước cất + 35 giọt dầu lạc +
?
?
0,5ml xà phòng 2%
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
3.3. Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Khi đun nóng dầu với chất lấy nước, có mùi gì đặc biệt ? Tại sao có khói trắng thoát ra?
+ Chú ý quan sát màu sắc trên tờ giấy lọc tẩm AgNO 3/NH3 hơ vào miệng ống nghiệm đang thoát
khói.
+ Nếu thay dầu lạc bằng lipid không chứa glyceryl (như sáp) thì sẽ có phản ứng này hay không? Tại
sao?
6

Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
3.4. Phản ứng xà phòng hóa
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Sau khi đun cạn khô bình nón, thêm nước cất vào lắc sẽ được dung dịch có màu như thế nào? Có
tạo bọt không? Đó là dung dịch gì?
+ Thêm CaCl2 vào dung dịch đó thì có tạo thành kết tủa hay không?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Giải thích những hạn chế của thử nghiệm của Benedict trong việc xác định có đường hoặc không
có đường trong một một số sản phẩm thực phẩm. Tại sao tất cả các monosacarit phản ứng với thuốc thử
Benedict, nhưng chỉ một số disaccharides phản ứng với thuốc thử Benedict? Cho dung dịch saccarozơ vào
ống nghiệm, cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc và đun sôi trong 10 phút. Sau dó, trung hoà bằng NaOH (dùng
giấy quỳ để nhận biết), nhỏ thêm 1ml dung dịch Benedict vào. Có phản ứng gì xảy ra? Giải thích.
2. Điều gì đã làm bạn tìm hiểu về các đặc trưng của thuốc thử biuret? Bạn học được gì về đặc tính
của thuốc thử biuret?
.
3. Trong phòng thí nghiệm, bạn sử dụng thuốc thử biuret để xác định sự hiện diện của albumin (lòng trắng
trứng) trong dung dịch. Tại sao bạn không sử dụng thuốc thử ninhydrin? Dùng 3ml sữa cho vào 1 ống
nghiệm rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%, lắc đều. Giải thích hiện tượng xảy ra.
4. Lá của nhiều loài thực vật được phủ một chất sáp làm cho chúng không đọng nước. Bạn mong
chờ gì về chất này sẽ phản ứng như thế nào trong thử nghiệm Sudan IV? Lấy lá cây mướp, hoặc cây ngô
cho vào ống nghiệm; cho rượu êtylic vào và đun sôi trên đèn cồn. Sau đó dùng kẹp cặp và nhúng lá vào
dung dịch kali iotat có nồng độ loãng. Mô lá sẽ có màu gì? Tác dụng của rượu êtylic trong thí nghiệm này
là gì? Tại sao phải đun sôi trên đèn cồn?
5. Ninhydrin phản ứng với một hỗn hợp của các axit amin và cho màu tím. Proline có phải là một
trong những amino axit hay không? Làm thế nào bạn có thể khẳng định một hỗn hợp có chứa proline hay
không?
6. Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hoàn thành bảng
dưới đây, cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất: protein, đường khử, tinh bột, chất béo,
hoặc các axit amin tự do (+ = kết quả dương tính).
Nguyên
Thử
Thử
Thử
Thử
Thử
Trả
liệu
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm
lời
Benedict
Lugol
Biuret
Ninhydrin
Sudan
IV
1.
+
?
2.
+
?
3.
+
?
4.
+
?
5.
+
?
7. Hỗn hợp các chất chưa biết sẽ được kiểm tra với một số thuốc thử đo màu. Với các kết quả trong
bảng, xác định trong bốn lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào mô tả đung nhất các thành phần của từng ống.
(Cho biết: + = kết quả dương)
Ống
nghiệm

Thử
nghiệm
Benedict

Thử
nghiệm
Lugol

Thử
nghiệm
Biuret

1
2
+
3
+
+
a. Ống 1: đường khử và protein
Ống 2: lipid, axit amin tự do, và protein
Ống 3: tinh bột, đường khử, và lipid
b. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: tinh bột, protein, và lipid

+
+
-

7

Thử
nghiệm
Ninhydrin
+
-

Thử
nghiệm
Sudan IV
+
+

Ống 3: axit amin tự do, tinh bột và protein
c. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: lipid, đường khử và protein
Ống 3: lipid, đường khử và tinh bột
d. Ống 1: axit amin tự do và chất béo
Ống 2: lipid, tinh bột, và axit amin tự do
Ống 3: tinh bột, axit amin tự do, và đường khử
8. Bạn kiểm tra 5 dung dịch và có được kết quả như sau:
Kết quả của
Kết quả của
Kết quả của
Dung dịch
Lugol Test
Benedict Test
Ninhydrin Test
I
Vàng
Xanh dương
Tím
II
Vàng
Da cam
Không màu
III
Đen
Xanh dương
Không màu
IV
Nâu
Xanhđen
Vàng
V
Vàng
Xanh dương
Không màu
a. Dung dịch nào có chứa tinh bột?
b. Dung dịch nào rất có thể có đường?
c. Dung dịch nào có chứa một axit amin khác với proline?
9. Khi ăn thịt màu đỏ,bạn sẽ có được những chất dinh dưỡng nào (chỉ xét đến phân tử hữu
cơ)? Những nhà dinh dưỡng học khuyên chất béo nào nên có trong chế độ ăn uống của bạn? Bạn sẽ sử
dụng lời khuyên đó như thế nào?
10. Một số vitamin không nên dùng quá nhiều. Đó là vitamin nào? Tại sao?
11. Một số axit amin được gọi là axit amin thiết yếu. Điều này có nghĩa là gì? Axit béo với nhiều hơn một
liên kết đôi được coi là các axit béo cần thiết. Động vật không có thể tạo ra axit béo cónhiều hơn mộtliên
kết đôi. Các nguồncủacácaxitbéo cần thiết là gì?
12. Nghiền nhỏ mẫu gan lợn hoặc gan gà trong cối sứ rồi lấy ra một ít đặt lên lam kính. Cho thêm
vào mẫu vài giọt dung dịch KI. Hãy dự đoán kết quả xảy ra. Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
13. Cắt nhỏ cùi dừa cho vào ống nghiệm và cho thêm vào vài ml cồn. Lượng cồn trong ống nghiệm
phải ngập hết cùi dừa, lắc đều trong ít phút. Để cùi lắng xuống và dùng pipet hút phần dịch nổi cho vào
một ống nghiệm khác có đựng 3ml nước. Giải thích hiện tượng xảy ra.
14.Vào mùa đông, thực vật biến đổi các lipit bão hòa trong màng tế bào của nó cho axit béo không
no.Lipit không no là khung giữ cho các màng tế bào lỏng nhiều hơn bởi vì chúng không thể được liên kết
với nhau chặt chẽ. Có phải lợi thế này sẽ giúp cho cây thân thảo sống qua hết mùa đông?
(Gợi ý: khi bạn đặt bát súp nấu với thịt xông khói trong tủ lạnh sẽ thấy xuất hiện váng mỡ trên
mặt bát súp. Tại sao vậy?)

8

Bài 2.Ảnh hưởng nhiệt độ, pH, các chất kìm hãm lên hoạt độ của enzyme - Xác định hoạt độ
của một số enzyme
I. MỤC TIÊU
1.Tìm hiểu ảnh hưởng nhiệt độ, pH, các chất kìm hãm, các chất ức chế,... lên hoạt độ của enzyme.
2. Sử dụng phương pháp chuẩn độ để xác định hoạt độ của một số enzyme.
3. Rèn các kỹ năng thực hành:
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng đo đếm thời gian cho các phản ứng xúc tác bởi enzyme
Kỹ năng chuẩn độ
Kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm
Kỹ năng báo cáo kết quả thực hành
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
A. Tính đặc hiệu của enzyme
+ Tính đặc hiệu của enzyme thể hiện ở chỗ mỗi enzyme chỉ tác dụng lên một hoặc một số chất cùng
kiểu cấu trúc và chuyển hóa cơ chất theo một kiểu phản ứng nhất định.
Tính đặc hiệu của urease
+ Urease được xem là có tính đặc hiệu tuyệt đối: chỉ tác dụng lên urea, ngoài ra hầu như không tác
dụng lên các hợp chất khác.
Do tính đặc hiệu của urease chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân urea nên ở ống A có xảy ra phản
ứng tạo NH3, làm giấy quỳ chuyển sang xanh, còn ống B không xảy ra phản ứng.
Tính đặc hiệu của αamylase nước bọt và sucrase nấm men
+ Sucrase được xem là có tính đặc hiệu tương đối: nó không chỉ thủy phân liên kết βglycozit của
sucrose mà còn thủy phân liên kết βglycozit của nhiều hợp chất khác như trong rafinose.
+ αamylase chỉ thủy phân liên kết α1,4-glycosid, trong khi sucrase chỉ thủy phân liên kết α1,2glycosid của đường sucrose.
+ Ở tinh bột, liên kết giữa các phân tử glucose ở amylose (thành phần tạo phản ứng màu với I 2 trong
thuốc thử Lugol) là α1,4-glycosid, trong khi ở amylopectin là α1,4-glycosid (mạch thẳng) và α1,6glycosid (vị trí phân nhánh).
+ Ống A và B: αamylase nước bọt thủy phân liên kết α1,4-glycosid ở amylose của tinh bột thành
các dextrin từ lớn đến nhỏ, cuối cùng là glucose, trong khi sucrase không thủy phân được tinh bột, do đó
ống A cho màu vàng (hoặc đỏ vàng, đỏ nâu tùy độ mạnh của αamylase) với thuốc thử Lugol (âm tính),
trong khi ống B cho màu xanh tím (dương tính).
+ Ống C và D: sucrase không thủy phân được tinh bột, nhưng thủy phân liên kết α1,2-glycosid của
đường sucrose tạo thành đường glucose có tính khử, do đó ống C âm tính với thuốc thử Fehling, còn ống
D xuất hiện kết tủa Cu2O đỏ gạch.
B. Ảnh hưởng nhiệt độ, pH, các chất kìm hãm lên hoạt độ của enzyme
Ảnh hưởng của nhiệt độ
+ Các enzyme tách từ cơ thể động vật máu nóng hoạt động mạnh nhất ở 3740 0C, ngoài giới hạn
này hoạt độ đều giảm, đặc biệt khi đun nóng trên 700C các enzyme đều bị bất hoạt hoàn toàn.
+ Do đó nếu tinh bột không bị thủy phân sẽ tạo phức màu xanh tím với iod trong thuốc thử Lugol.
+ Nếu tinh bột bị thủy phân dần thành các dextrin từ lớn đến nhỏ, sẽ không tạo thành phức màu tím
với iod trong thuốc thử Lugol.
Ảnh hưởng của pH môi trường
+ Mỗi enzyme hoạt động mạnh nhất ở một pH nhất định, ở các pH khác hoạt độ enzyme giảm.
+ pH thích hợp cho hoạt độ của enzyme αamylase nước bọt ở vùng trung tính (gần 7) do đó trong
khoảng này (6,87,2), tinh bột bị thủy phân sẽ cho phản ứng âm với thuốc thử Lugol.
Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
+ Các ion kim loại nặng, kim loại trung bình (như Cu 2+) có tác dụng kìm hãm hoạt độ của α
amylase nước bọt, trong khi các ion kim loại kiềm (như Na +) có tác dụng kích thích hoạt độ αamylase
nước bọt.
C. Xác định hoạt độ của một số enzyme
Xác định hoạt độ của catalase
Nguyên tắc:
+ Catalase là enzyme xúc tác cho phản ứng:
9

2H2O2 O2 + 2H2O (1)
+ Ta định lượng catalase bằng KMnO4 để xác định lượng H2O2 trước và sau khi enzyme tác dụng
theo phương trình phản ứng:
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O(2)
+ Số mg H2O2 bị phân giải bởi enzyme trong 1g khoai tây (X):
Trong đó:
A, B thể tích KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ H2O2 trong bình A, B.
V1, V2 thể tích enzyme ban đầu và lấy để xác định.
a Số gam nguyên liệu lấy nghiên cứu.
1,7 Hệ số phản ứng tính theo H2O2 tính theo phản ứng (2)
+ Số đơn vị catalase trong 1g khoai tây trên 1 micromol H2O2 bị phân giải sau 1 phút:
Trong đó:
30 Thời gian enzyme tác dụng
0,034 Khối lượng 1μmol H2O2
+ Trong thí nghiệm này sử dụng phương pháp chuẩn độ ngược, dùng dung dịch KMnO 4 0,1N để xác
định lượng H2O2 trước và sau khi enzyme tác dụng, từ đó tính được lượng H2O2 đã bị phân giải
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O
Chuẩn độ cho tới khi xuất hiện màu hồng bền chính là màu KMnO4 dư.
+ Bình thí nghiệm cho enzyme tác dụng, còn bình đối chứng với enzyme bị bất hoạt, không xảy ra
phản ứng phân giải H2O2
Xác định hoạt độ của urease
Nguyên tắc: Dùng phương pháp chuẩn độ để xác định lượng NH 3 được tạo thành từ urea dưới tác
dụng của urease.
+ 1ml HCl 0,1N tương ứng với 1,4mg N 2. Hoạt độ urease được giải phóng từ urea dưới tác dụng của
urea có trong lượng dung dịch enzyme đã dùng trong 1 phút và được tính theo công thức:
Trong đó:
A, B Thể tích HCl 0,1N đã dùng để chuẩn độ bình A, B
30 Thời gian phản ứng (phút)
1,4 Hệ số chuyển thành nitr
+ Hoạt độ của nguyên liệu ban đầu (trên 1g mẫu):
Trong đó:
V1, V2 Thể tích dung dịch enzyme thu được và xác định hoạt độ.
m Khối lượng bột chiết để tách enzyme
III. THIẾT BỊ HÓA CHẤT- MẪU VẬT
1. Dụng cụ
+ Ống nghiệm, pipet, bình nón, buret, bình định mức, cốc đong, ống đong, đũa thủy inh
+ Giá đựng ống nghiệm, kẹp gỗ, giá đỡ buret
+ Bản sứ 6 giếng, cối chày sứ
+ Giấy lọc, phễu lọc Buchner, giấy quỳ, giấy sắc ký, giấy thấm, bông
+ Đèn cồn
2. Thiết bị
+ Bếp điện, tủ ấm 370C, tủ lạnh, nồi cách thủy
+ Máy đo pH, đồng hồ, cân hóa chất, máy hút chân không, máy ly tâm
3. Nguyên liệu, hóa chất, mẫu vật
+ Khoai tây, đậu tương, bột CaCO3
+ Dung dịch tinh bột, sacaroza, sacaroza nấm men
+ Dung dịch urea, Pb(CH 3COO)2, KMnO4, H2O2 trong đệm phosphate, NaCl, CuSO4, Na2HPO4,
KH2PO4,
+ Dung dịch HCl đặc, H2SO4 đặc
+ Giấy quỳ tím, phenol phtalein, thuốc thử Lugol, thuốc thử Fehling
+ Acetamit.
10

IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Tính đặc hiệu của enzyme
1.1.Tính đặc hiệu của urease
Chuẩn bị:
+ Urease (bột đậu tương), dung dịch urea 5%, dung dịch acetamit 5%
+ Ống nghiệm, pipet, giấy quỳ, nút bấc ống nghiệm, tủ ấm 370C
Tiến hành:
+ Lấy 2 ống nghiệm sạch, cho vào ống A: 4ml urea 5%, ống B: 4ml acetamit 5%
+ Thêm vào mỗi ống 1g bột đậu tương, lắc đều.
+ Đặt trên miệng mỗi ống một mẩu giấy quỳ, đậy miệng 2 ống bằng nút bấc
+ Có thể đặt cả 2 ống vào 370C trong 5 10 phút, quan sát hiện tượng.
Kết quả:?
Giải thích: ?
1.2.Tính đặc hiệu của αamylase nước bọt và saccarozơ nấm men:
Chuẩn bị:
+ Dung dịch αamylase nước bọt, sucrase nấm men, tinh bột 1%, saccarozơ 1%, thuốc thử Lugol,
thuốc thử Fehling
+ Ống nghiệm,pipet, đèn cồn
Tiến hành:
+ Lấy 4 ống nghiệm, cho vào ống A và B: 2ml dung dịch tinh bột/ống; ống C và D: 2ml dung dịch
saccarozơ/ống.
+ Thêm vào ống A và C: 0,5ml dung dịch nước bọt; ống B và D: 0,5ml dung dịch sucrase nấm men.
+ Lắc đều các ống, giữ ở 37400C trong 10 phút.
+ Làm lạnh ống A và B, thêm vài giọt thuốc thử Lugol và quan sát hiện tượng.
+ Thêm thuốc thử Fehling vào ống C và D, đun nóng và quan sát hiện tượng.
Kết quả: ?
Giải thích: ?
2. Tính chất của enzyme
2.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ
Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt pha loãng 10 lần, dung dịch tinh bột 1%, thuốc thử Lugol.
+ Ống nghiệm, pipet, nồi cách thủy 1000C, tủ ấm 370C, nước đá.
Tiến hành:
+ Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%.
+ Đặt ống A vào nồi cách thủy đang sôi, đặt ống B vào tủ ấm 37 0C, đặt ống C lên nước đá, giữ các
ống ở nhiệt độ tương ứng trong 15 phút.
+ Trong thời gian này lấy 3 ống nghiệm khác, cho 0,5ml dung dịch nước bọt vào mỗi ống, đặt các
ống vào nồi cách thủy đang sôi, tủ ấm 370C và nước đá.
+ Sau 15 phút cho dịch nước bọt vào các ống A, B, C với nhiệt độ tương ứng.
+ Sau 10 phút đưa các ống về nhiệt độ phòng, cho vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát.
Kết quả:
Ống A và C có màu xanh tím, ống B màu vàng (hoặc đỏ vàng)
Giải thích:
2.2.Ảnh hưởng của pH môi trường
Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, Na 2HPO4 1/15M, KH2PO4 1/15M, dung dịch tinh bột 0,5%
trong NaCl 0,1%, thuốc thử Lugol.
+ Ống nghiệm, pipet, bản sứ 6 giếng.
Tiến hành:
+ Lấy 7 ống nghiệm sạch (ký hiệu từ A đến G), cho vào các ống thể tích Na 2HPO4 1/15M và
KH2PO4 1/15M như ghi trong bảng, lắc đều.
Ống
Thể tích
Thể tích
pH
nghiệm
Na2HPO4 (ml)
NaH2PO4 (ml)
A
0,1
4,9
5,3
B
0,3
4,7
5,6
11

C
1,0
4,0
6,2
D
2,5
2,5
6,8
E
3,5
1,5
7,2
F
4,5
0,5
7,7
G
4,9
0,1
8,4
+ Cho vào mỗi ống 1ml dung dịch tinh bột 0,5%/NaCl 0,1%, lắc đều.
+ Thêm vào mỗi ống 1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, lắc đều.
+ Sau 3 phút lấy 0,2ml dung dịch mỗi ống cho lên bản sứ để thử phản ứng màu với Lugol, cứ mỗi 5
phút thử 1 lần cho tới khi có 1 ống cho phản ứng âm tính với Lugol thì cho vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử
Lugol, lắc đều.
Kết quả: Sau 13 phút?
Giải thích: ?
2.3.Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, dung dịch tinh bột 0,5%, NaCl 1%, CuSO 4 1%, thuốc thử
Lugol.
+ Ống nghiệm, pipet.
Tiến hành:
+ Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho vào ống A: 1ml nước cất, ống B: 0,8ml nước cất và 0,2ml NaCl 1%,
ống C: 0,8ml nước cất và 0,2ml CuSO4 1%.
+ Thêm vào mỗi ống 1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc
đều.
+ Sau 10 phút, thêm vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát.
Kết quả:?
Giải thích: ?
3. Xác định hoạt độ của một số enzyme
3.1.Xác định hoạt độ của catalase
Chuẩn bị:
+ Khoai tây, cát, bột CaCO3, KMnO4 0,1N, H2SO4 10%, H2O2 0,1% trong đệm phosphate pH = 7,0.
+ Ống nghiệm, pipet, cối, chày sứ, buret 50ml, bình định mức 100ml, bình nón 250ml, nồi cách thủy
1000C, buret 20ml.
+ Chuẩn bị dung dịch catalase: cân 2g khoai tây cho vào cối, nghiền cùng cát, thêm từ từ 23ml
nước và một ít CaCO3 để trung hòa dung dịch chiết (đến khi ngừng tạo bọt CO 2), chuyển toàn bộ mẫu đã
nghiền vào bình định mức, thêm nước cất đến 100ml, lắc đều, để lắng khoảng 30 phút, lọc thu dịch trong.
Tiến hành:
+ Cho vào 1 bình nón (bình A) 20ml dung dịch enzyme, thêm tiếp 25ml H 2O2 0,1%, giữ ở 300C
trong 30 phút, thêm 5ml H2SO4 10% và chuẩn độ bằng KmnO4 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng bền
trong 1 phút.
+ Cho vào bình nón thứ hai (bình B) 20ml dung dịch enzyme, đặt vào nồi cách thủy đang sôi trong 5
phút để bất hoạt enzyme, lấy ra để nguội, thêm tiếp 25ml H2O2 0,1% và tiếp tục làm như bình A.
Kết quả: ?
Giải thích: ?
3.2.Xác định hoạt độ của urease
Chuẩn bị:
+ Dung dịch urease, urea 2%, Pb(CH3COO)2 5%, HCl 0,1N, chỉ thị hỗn hợp
+ Ống nghiệm, pipet, buret 20ml, bình nón 100ml, tủ ấm 300C, nồi cách thủy 1000C
Tiến hành:
+ Lấy hai bình nón 100ml, cho vào mỗi bình 10ml urease.
+ Giữ nguyên bình A, đun sôi bình B 23 phút rồi hạ xuống nhiệt độ phòng.
+ Cho vào mỗi bình 10ml urea 2%, lắc đều.
+ Để vào tủ ấm 300C trong 30 phút.
+ Thêm vào mỗi bình 5ml Pb(CH3COO)2 5%, 35 giọt chỉ thị hỗn hợp, lắc đều.
+ Chuẩn độ cả 2 bình đến khi dung dịch có màu tím nhạt.
Kết quả: ?
Giải thích: ?
12

V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Nhận biết một số enzyme
Nhận biết amylase
Gợi ý phân tích kết quả:
+ Khi thử bằng Lugol: quan sát sự biến đổi màu dần dần ở dãy giếng trên bản sứ lấy hỗn hợp phản
ứng từ ống A và dãy giếng trên bản sứ lấy hỗn hợp phản ứng từ ống B rồi ghi kết quả vào bảng sau:
Ống
01
02
04
06 phút
08
10
nghiệm
phút
phút
phút
phút
phút
Ống A
?
?
?
?
?
?
Ống B
?
?
?
?
?
?
So sánh kết quả ở các mẫu nước bọt khác nhau, cùng một thời gian nhưng màu sắc có giống nhau
không? Nguyên nhân của hiện tượng đó là gì?
+ Thử bằng Fehling: ống nào xuất hiện kết tủa? Màu sắc kết tủa là màu gì?Giải thích kết quả thu
được.
Kết luận rút ra là gì?
2. Tính đặc hiệu của enzyme
2.1. Tính đặc hiệu của urease
Gợi ý phân tích kết quả:
Ống
Hiện
nghiệm
Thí nghiệm
tượng xảy
ra
4ml urea 5% + 1g bột đậu tương, lắc
Ống A
đều.Đặt trên miệng ống một mẩu giấy quỳ,
?
đậy miệng ống bằng nút bấc. Đặt ống vào
370C trong 510 phút.
4ml acetamit 5% + 1g bột đậu tương, lắc
Ống B
đều.Đặt trên miệng ống một mẩu giấy quỳ,
?
đậy miệng ống bằng nút bấc. Đặt ống vào
370C trong 510 phút.
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.2.Tính đặc hiệu của αamylase nước bọt và sucrase nấm men
Gợi ý phân tích kết quả:
Ống
Hiện tượng
nghiệ
Thí nghiệm
xảy ra
m
2ml dung dịch tinh bột + 0,5ml dung dịch nước
Ống
bọt. Lắc đều, giữ ở 37 40 0C trong 10 phút.
?
A
Làm lạnh. Thêm vài giọt thuốc thử Lugol.
2ml dung dịch tinh bột + 0,5ml dung dịch
Ống
sacaroza nấm men. Lắc đều, giữ ở 37 40 0C
?
B
trong 10 phút. Làm lạnh. Thêm vài giọt thuốc
thử Lugol.
2ml dung dịch sacaroza + 0,5ml dung dịch
Ống
nước bọt. Lắc đều, giữ ở 37 400C trong 10
?
C
phút. Thêm thuốc thử Fehling. Đun nóng.
2ml dung dịch sacaroza +0,5ml dung dịch
Ống
sacaroza nấm men. Lắc đều, giữ ở 37 40 0C
?
D
trong 10 phút. Thêm thuốc thử Fehling. Đun
nóng.
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.3. Tính chất của enzyme
2.3.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ
Gợi ý phân tích kết quả:
13

Ống
nghiệ
m

Thí nghiệm

Hiện tượng
xảy ra

2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống A vào
nồi cách thủy đang sôi, giữ ống ở nhiệt độ
tương ứng trong 15 phút.
2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống B vào tủ
Ống
ấm 370C, giữ ống ở nhiệt độ tương ứng trong
B
15 phút.
2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống C lên
Ống
nước đá, giữ ống ở nhiệt độ tương ứng trong
C
15 phút.
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.3.2.Ảnh hưởng của pH môi trường
Gợi ý phân tích kết quả:

?

Ống
A

?
?

Màu với
thuốc thử
pH
Lugol sau 3
phút
A
0,1
4,9
5,3
?
B
0,3
4,7
5,6
?
C
1,0
4,0
6,2
?
D
2,5
2,5
6,8
?
E
3,5
1,5
7,2
?
F
4,5
0,5
7,7
?
G
4,9
0,1
8,4
?
Sau 3 phút lấy 0,2ml dung dịch mỗi ống cho lên bản sứ để thử phản ứng màu với Lugol thì thu
được kết quả như thế nào?Cứ mỗi 5 phút thử 1 lần thì ống nào cho phản ứng âm tính với Lugol?Khi cho
vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử Lugol, lắc đều sau 13 phút thu được kết quả như thế nào?
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
2.3.3.Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
Gợi ý phân tích kết quả:
Ống
Hiện tượng
nghiệ
Thí nghiệm
xảy ra
m
1ml nước cất + 1ml dung dịch nước bọt pha
A
loãng 20 lần + 1ml dung dịch tinh bột 0,5%,
?
lắc đều. Sau 10 phút, thêm vào vài giọt thuốc
thử Lugol.
0,8ml nước cất và 0,2ml NaCl 1%+ 1ml
B
dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần + 1ml
?
dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. Sau 10
phút, thêm vào vài giọt thuốc thử Lugol.
0,8nl nước cất và 0,2ml CuSO4 1% + 1ml
C
dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần + 1ml
?
dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. Sau 10
phút, thêm vào vài giọt thuốc thử Lugol.
Giải thích kết quả thu được.
Kết luận rút ra là gì?
Ống
nghiệ
m

Thể tích
Na2HPO4
(ml)

Thể tích
NaH2PO4
(ml)

14

VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Phản ứng enzim chịu ảnh hưởng những nhân tố nào? Em hãy đưa ra phương án thí nghiệm chứng
minh.
2.Các enzyme hoạt động tốt nhất ở các giá trị pH cụ thể. Trong dạ dày của người bình thường, độ
pH = 2,0 - 3,0 là môi trường cần thiết cho các hoạt động bình thường của các enzym tiêu hóa ở đó. Các
loại thuốc: Aspirin, Sodium bicarbonate - (NaHCO3), Maalox, hydroxyt magie - [Mg(OH)2] thường được
sử dụng để điều trị "chứng khó tiêu axit" của dạ dày, một điều kiện trong đó việc giảm độ pH gây trở ngại
cho enzyme tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
a. Làm thế nào bạn có thể giải thích tác động của những loại thuốc này tốt nhất ở pH nào?
b. Điều gì có thể xảy ra nếu dư thừa của những loại thuốc này khi đã được sử dụng?
3. Tính pH của các dung dịch được liệt kê.
Dung dịch
pH
+
-9
Maalox
[H ] = 3,1 x 10 M
?
Nước bọt
[H+] = 1,95 x 10-7 M
?
-12
Dấm
[OH ] = 2,4 x 10 M
?
4. Tính nồng độ H+ và OH- trong những dung dịch được liệt kê.
Dung dịch
pH
[H+]M
[OH-]M
Nước cà chua
4.2
?
?
Máu huyết
7.4
?
?
Nước biển
8.2
?
?
5. Bạn có bốn ống nghiệm 1000 ml đầy bốn dung dịch khác nhau rõ ràng: 0.1 M NaH 2PO4; 0.1 M
Na2HPO4; 0,1 M phosphate buffer, pH 7,2 và nước cất. Rất tiếc! Bạn quên dán nhãn ống nghiệm và tất cả
4 ống nghiệm đều giống nhau. Bạn nhận được các màu đỏ và thymolph-thalein từ các phòng thí nghiệm
và thử nghiệm một mẫu của mỗi dung dịch, ghi nhãn các ống nghiệm ngẫu nhiên như A, B, C, và D. Bạn
sử dụng congo đỏ khi HCl được thêm vào mẫu, và thymolphthalein khi NaOH được thêm vào. Bạn nhận
được các kết quả sau:
Ống
Màu sắc trước
Thêm
Màu sắc sau khi
nghiệ
khi bổ sung
bổ sung
m
A
Đỏ
HCl
Đỏ
A
Không màu
NaOH
Xanh dương
B
Đỏ
HCl
Xanh dương
B
Không màu
NaOH
Xanh dương
C
Đỏ
HCl
Đỏ
C
Không màu
NaOH
Không màu
D
Đỏ
HCl
Xanh dương
D
Không màu
NaOH
Không màu
Bản chất của các dung dịch A, B, C, và D là gì?
6. Bạn có bộ đệm của pH 2, 4, 6, 8, và 10, nhưng bạn cần một bộ đệm pH 7 cho thử nghiệm. Mô tả
cách thức bạn sẽ làm cho các bộ đệm pH 7.
7. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng ban đầu (khởi đầu) vào nồng độ cơ chất đối với 3 enzim khác
nhau ( X,Y và Z) được trình bày trong bảng:
Tốc độ khởi đầu (đơn vị tuỳ ý)
Nồng độ cơ chất
(đơn vị tuỳ ý)
X
Y
Z
1
0,92
0,91
0,032
2
1,67
1,67
0,176
4
2,85
2,68
0,919
6
3,75
3,75
2,180
8
4,40
4,44
3,640
10
4,90
5,00
5,000
15
5,80
6,00
7,337
20
6,23
6,67
8,498
30
6,80
7,50
9,397
50
6,00
8,33
9,824
15

100
4,20
9,09
9,968
a. Vẽ đồ thị nêu mối quan hệ giữa tốc độ khởi đầu và nồng độ cơ chất.
b. Enzim nào (X ,Y, hoặc Z) là enzim điều hoà theo kiểu cùng hợp tác?
c. Enzim nào (X, Y hoặc Z) bị ức chế bởi cơ chất của chính nó?
Bài 3. Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
I. MỤC TIÊU
1- Học sinh biết cách làm tiêu bản tạm thời của tế bào thực vật để quan sát hình dạng tế bào.
2- Học sinh có thể quan sát được các thành phần chính của tế bào, hiện tượng co nguyên sinh và
phản co nguyên sinh củng cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào.
3- Học sinh có thể làm được thí nghiệm quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào
thực vật, củng cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào.
4- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học.
5- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Thẩm thấu là cách vận chuyển nước thụ động, đó là sự khuếch tán của các phân tử nước qua
màng bán thấm chọn lọc.
2. Mỗi tế bào đều chứa dung dịch nội bào có áp suất thẩm thấu nhất định và màng tế bào chất có
tính thấm nước nên các phân tử nước có thể đi vào hay đi ra khỏi tế bào
- Tính trương của dung dịch là khả năng dung dịch làm cho tế bào lấy thêm hoặc mất nước. Tính
trương của dung dịch một phần phụ thuộc vào nồng độ các chất tan không thể đi qua màng tế bào của nó
so với nồng độ các chất đó bên trong tế bào.
- Dung dịch ưu trương là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch nội bào nên áp suất
thẩm thấu cao hơn và có sức hút dung môi nước lớn hơn.
- Dung dịch nhược trương là dung dịch có nồng độ các chất tan thấp hơn nên áp suất thẩm thấu thấp
hơn và sức hút nước kém hơn
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch có nồng độ chất tan bằng với dung dịch trong tế bào nên áp
suất thẩm thấu bằng nhau và do đó sức hút nước cân bằng với dung dịch tế bào
3. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh phản ánh sự cân bằng nước ở tế bào thực vật
(tế bào có thành tế bào)
- Co nguyên sinh là khi đặt tế bào thực vật trong dung dịch ưu trương thì tế bào bị mất nước và khối
tế bào chất bị co lại, nhăn nhúm và tách ra khỏi thành tế bào.
- Khi đặt tế bào trong dung dịch nhược trương thì do nồng độ dịch bào cao hơn nên đã hút nước từ
ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lại như lúc đầu, đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
III. THIẾT BỊ HÓA CHẤT- MẪU VẬT
1. Thiết bị:
Kính hiển vi với các vật kính 10X, 40X, lam kính, lamen, kim mũi mác, đèn cồn, cốc thủy tinh, đĩa
đồng hồ, giấy thấm.
2. Hoá chất:
Nước cất, dung dịch NaCl 1% và 0,9%.
Nếu chuẩn bị các dung dịch ưu trương khác (KNO 3 hoặc đường) thì không nên để nồng độ quá cao
sẽ làm co nguyên sinh quá nhanh không kịp quan sát
3. Mẫu vật:
Củ hành tươi (hoặc lá thài lài tía).
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Qui trình sử dụng và bảo quản kính hiển vi.
- Kỹ thuật lấy ánh sáng: Nếu là kính hiển vi dùng nguồn sáng ngoài thì cần điều chỉnh gương chiếu
sáng; nếu là kính hiển vi dùng điện thì hướng dẫn các em vị trí công tắc và nút điều chỉnh cường độ ánh
sáng
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính sao cho mẫu vật nằm đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.
- Quan sát: mắt nhìn vào thị kính (nếu là kính 2 mắt thì cần phải quan sát bằng cả 2 mắt), dùng tay
điều chỉnh ốc sơ cấp (ốc to) sao cho quan sát thấy rõ vật cần quan sát. Lưu ý, không để cho tiêu bản chạm
vào vật kính (có thể dùng ốc hãm, hoặc chỉnh ốc sơ cấp cho vật kính xuống gần chạm vào tiêu bản thì
dừng lại rồi bắt đầu vừa quan sát vừa chỉnh vật kính lên cho tới khi quan sát rõ mẫu vật). Dể nhìn rõ nhất
hình ảnh của mẫu vật co thể điều chỉnh ốc vi cấp (ốc nhỏ).
16

- Nghiêm cấm học sinh không được sờ tay vào vật kính và thị kính, không được để bộ phận này tiếp
xúc với nước hay hóa chất hoặc bất cứ thứ gì để tránh làm hư hỏng các bộ phận này.
- Sau khi sử dụng cần lau kính bằng khăn sạch rồi chụp bao nilon hay cho vào hộp bảo quản. Luôn
bê kính bằng 2 tay (một tay cầm, một tay đỡ phía dưới)
2. Cách làm tiêu bản tế bào thực vật
- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì hành. Để thí nghiệm quan sát được rõ cần tách lớp
biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau rất khó quan sát.
- Đặt miếng biểu bì trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đậy lamen và quan sát cấu trúc tế bào.
Lưu ý học sinh kỹ thuật đậy lamen để tiêu bản không bị lẫn nhiều bọt khí và vị trí của mẫu ở vị trí trung
tâm của lam kính
3. Quan sát hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
- Nhỏ vào mép lamen một giọt nước muối NaCl 1%. Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống
hút nhỏ một giọt nước ở mép lamen, đồng thời dùng miếng giấy thấm đặt ở phía bên kia lamen để hút
hết phần nước cho đến khi dung dịch muối thay thế hoàn toàn. Sau 1 2 phút ta thấy màng tế bào tách
khỏi lớp vỏ xenlulozơ thể tích tế bào chất bị thu hẹp lại. Đó là hiện tượng co sinh chất.
- Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một vài giọt nước ở một mép lamen và ở mép
lamen phía đối diện, dùng giấy thấm hút hết dung dịch muối ra, quan sát sẽ thấy hiện tượng ngược lại với
co nguyên sinh chất: Thể tích của tế bào chất và các không bào dần dần mở rộng trở về vị trí ban đầu do
nước được hút ngược trở lại. Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
4. Thí nghiệm đối chứng
Giết chết tế bào bằng cách hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn và lặp lại thí nghiệm, sau đó quan sát,
nhận xét hiện tượng.
Cũng cách làm tương tự trên, ta cho tế bào trong dung dịch NaCl 0,9%. Quan sát hiện tượng xảy ra
và giải thích.
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Học sinh vừa quan sát và vẽ
- Hình dạng tế bào và chú thích các thành phần cấu trúc chính của tế bào
- Hình dạng của tế bào khi xảy ra hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
2. So sánh kết quả thí nghiệm trong 2 trường hợp mẫu không xử lý nhiệt và đã qua xử lý nhiệt.
Từ kết quả so sánh ở phần trên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về đặc điểm sống của tế bào.
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Tại sao không nên dùng dung dịch ưu trương có nồng độ quá cao?
2. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh có xảy ra ở tế bào động vật không? Giải thích.
3. Khi trồng cây thì môi trường đất phù hợp nhất là loại môi trường dung dịch đất có tính trương
như thế nào?
4. Khi tế bào co nguyên sinh, khoảng trống giữa chất nguyên sinh và thành tế bào là gì?
5. Một học sinh đã làm thí nghiệm:
Cắt một đoạn thân hành (phần thân màu trắng). Dùng lưỡi lam bổ dọc thành hai, sau đó bóc tách
các lá.
Bóc lớp biểu bì trong của lá hành giữa và đặt lên lam kính.
Dùng 2 lamen đặt hai bên miếng biểu bì hành và nhỏ vào giữa một giọt dung dịch đường 20%,
dùng lamen thứ 3 đậy lên mẫu.
Quan sát dưới kính ở 3 thời điểm: sau khi nhỏ đung dịch đường, sau 10 phút và sau 20 phút.
Theo em bạn học sinh đó quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích.
6. Một học sinh đã làm thí nghiệm:
Nhỏ một giọt máu người (hoặc máu ếch) lên lam kính, đậy lamen, quan sát dưới kính hiển vi ở bội
giác 10X rồi chuyển sang bội giác 40X.
Nhỏ vào mép lamen một giọt NaCl 0,6%, quan sát ở bội giác 40X.
Lấy một giọt máu khác, đậy lamen, nhỏ một giọt NaCl 10% vào mép lamen, quan sát ở bội giác
40X.
Cho biết hiện tượng gì đã xảy ra và giải thích nguyên nhân?
Điền vào các ô trống trắng và ô trống có dấu chấm hỏi câu trả lời thích hợp?
?

?

?

?

17

?

?

?

18

Bài 4. Lên men etilic
I. MỤC TIÊU
1- Học sinh hiểu rõ hơn bản chất của quá trình lên men.
2- Giúp học sinh rèn kỹ năng sắp xếp và bố trí thí nghiệm, tiến hành được các bước của thí nghiệm.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Lên men bao gồm đường phân và các phản ứng tái sinh NAD + nhờ chuyển electron từ NADH đến
pyruvat hoặc các dẫn xuất của pyruvat. Sau đó NAD + có thể dùng lại để oxi hóa đường nhờ đường phân
từ đó sinh 2 ATP theo con đường phophorin hóa mức cơ chất. Có nhiều kiểu lên men, chỉ khác nhau ở sản
phẩm cuối cùng, hai kiểu phổ biến là lên men etilic (lên men rượu) và lên men lactic.
2. Lên men là kiểu hô hấp khác với các kiểu hô hấp khác là sản phẩm tạo ra là các hợp chất hữu cơ
và năng lượng tạo ra rất ít.
3. Trong quá trình lên men etilic, pyruvat bị biến đổi thành ethanol theo hai bước. Bước đầu là giải
phóng CO2 từ pyruvat và pyruvat bị biến đổi thành hợp chất có 2-cacbon acetaldehyt, ethanol.
4. Nhiều vi khuẩn tiến hành lên men rượu trong điều kiện kị khí và nấm men rượu cũng lên men
rượu.
III. THIẾT BỊ HÓA CHẤT- MẪU VẬT
Cho 1 nhóm thí nghiệm:
- Bình thủy tinh 500 1000 ml
- 3 ống nghiệm, có đánh số
- Bánh men được giã nhỏ là lấy phần bột mịn (2 3g)
- Dung dịch đường kính (sacaroz) 10%
- 200 ml nước lã đun sôi để nguội
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Yêu cầu học sinh pha 200 500 ml dung dịch đường 8% - 10% chuẩn bị vào bình thủy tinh hình
trụ.
2. Giáo viên cần chuẩn bị một bộ thí nghiệm gồm 3 ống nghiệm để làm mẫu trước khi cho học sinh
thí nghiệm khoảng 4 h trước theo trình tự:
- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm số 2 và số 3 khoảng 1g bột bánh men
- Đổ nhẹ theo thành ống 10 ml dung dịch đường vào mỗi ống 1 và 2
- Đổ nhẹ theo thành ống 10 ml nước sôi để nguội vào ống nghiệm 3
- Dùng giấy mềm hoặc nilon buộc kín miệng các ống nghiệm.
3. Giáo viên cho học sinh quan sát bộ thí nghiệm đã chuẩn bị trước và yêu cầu học sinh quan sát
hiện tượng xảy ra.
4. Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm từ các dụng cụ và nguyên
vật liệu trên nhằm mục đích quan sát các hiện tượng của quá trình lên men etilic như đã quan sát.
5. Học sinh làm thí nghiệm.
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Viết phương trình lên men etilic
2. Quan sát thí nghiệm và điền các nhận xét vào bảng (có +; không có -)
Nhận xét
ống nghiệm 1
ống nghiệm 2
ống nghiệm 3
Có bọt khí
?
?
?
Có mùi rượu
?
?
?
Có mùi bánh men
?
?
?
Có vị đường
?
?
?
3. Yêu cầu học sinh kết luận về các điều kiện của quá trình lên men và nêu nguyên liệu và sản phẩm của
quá trình lên men etilic.
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Nếu ống nghiệm 2 là dung dịch đường 5 - 6 % và có bổ sung thêm dịch nước ép hoa quả đã thanh
trùng thì số lượng bọt khí có thể xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Giải thích.
2. Vi sinh vật được sử dụng trong thí nghiệm trên là nấm men. Ở điều kiện hiếu khí nấm men hô hấp
hiếu khí nhưng khi không có O2 nấm men chuyển sang lên men
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. So sánh hô hấp hiếu khí và lên men.
3.Viết sơ đồ các bước chính và so sánh:
a. Len men rượu etylic do Sac. Cerevisiae.
19

b. Len men lactic do Streptococcus lactis.
4. Để định lượng một dung dịch piridoxin chiết từ hạt ngô đang nảy mầm, người ta chuẩn bị một
môi trường dinh dưỡng lỏng chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của chủng
Streptococcus faecalis, trừ piridoxin. Phân phối môi trường này vào 8 ống nghiệm khác nhau, đánh số từ
1 đến 8, sau đó tiến hành:
Bổ sung vào các ống nghiệm từ 2 đến 6 những thể tích nhất định của một dung dịch mẹ chứa 2mg/
ml piridoxin chuẩn.
Bổ sung vào các ống 7 và 8 những thể tích nhất định một dung dịch được chuẩn bị từ hạt ngô nảy
mầm.
Bổ sung nước cất vào tất cả các ống nghiệm để chúng đạt cùng một thể tích.
Sau khi cấy vi khuẩn để đạt nồng độ tế bào ban đầu là 10 5 tế bào /ml, tất cả các ống ngiệm được
giữ trong tủ ấm 370C trong 24 giờ trên máy lắc. Đo sự sinh trưởng bằng cách đếm khuẩn lạc trên mặt
thạch của khay petri, kết quả trong bảng sau:
Ống nghiệm số
1
2
3
4
5
6
7
8
Môi trường dinh dưỡng (ml)

5

5

5

5

5

5

5

5

Dung dịch piridoxin chuẩn
(ml)
Dung dịch ngô nảy mầm
(ml)
Nước cất (ml)

0

0,5

1

1,5

2

2,5

0

0

0

0

0

0

0

0

2,5

5

5

4,5

4

3,5

3

2,5

2,5

0

Sinh trưởng của vi sinh vật
5
5,12
5,24
5,36
5,39
5,40
5,12
5,24
logN
a. Có thể thay thế chủng vi khuẩn Streptococcus faecalis trong thí nghiệm trên bằng bất kì chủng vi
khuẩn nào khác được không? Vì sao?
b. Ống nghiệm 1 có cần thiết không?
c. Các ống nghiệm từ 2 đến 6 có tác dụng gì?
5. Người ta nuôi vi khuẩn vi khuẩn giấm (Acetobacter suboxydans) trên môi trường lỏng chứa các
chất dinh dưỡng phù hợp, trong bình A không có axit paraaminobenzoic (PAB) và trong bình B có hợp
chất này. Ở từng thời điểm người ta tính sự sinh trưởng của vi khuẩn giấm theo lnN = f(t), kết quả ghi
trong bảng sau; biết rằng chỉ có vi khuẩn phát triển trong môi trường B.
t (giờ)
lnN
t (giờ)
lnN
0
11,50
9
15,75
1
11,50
10
16,55
2
11,50
11
17,05
3
11,50
12
17,40
4
11,85
13
17,55
5
12,45
14
17,65
6
13,25
15
17,70
7
14,10
16
17,75
8
14,90
17
17,75
a. Hợp chất PAB là loại hợp chất gì và có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn giấm này?
b. Hãy kẻ đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn theo hàm số lnN = f(t).
c. Xác định các pha sinh trưởng và ý nghĩa sinh lí của từng pha.
d. Nêu mối liên hệ giữa 2 đại lượng lnNt (logarit N ở thời điểm t) và
lnNt + g (logarit N ở thời điểm t+g). Biết rằng g là thời gian một thế hệ tế bào; t và t+g đều nằm trong
pha log (pha cấp số mũ).
e. Hãy tính hằng số tốc độ sinh trưởng riêng và thời gian một thế hệ của vi khuẩn này (lấy ln2 =
0,7).

20

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post