Bệnh cảm tả và cách điều trị

08/07/2010

Quyết định số 4178/QĐ-BYT

Ngày 31/10/2007

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch đường tiêu hóa do Vibrio cholera gây ra

V.cholera là vi khuẩn gr (-), có khả năng tồn tại trong nước và thức ăn khoảng 1tuần, dễ mọc trong môi trường pepton kiềm mặn, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường

Chẩn đoán

Thời kỳ ủ bệnh: Từ vài giờ đến 5 ngày

Thời kỳ khởi phát: Sôi sục, đầy bụng, tiêu chảy vài lần

Thời kỳ toàn phát:

+ Tiêu chảy liên tục nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.

+ Nôn, bệnh nhân nôn rất dễ dàng, , lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước.

+ Bệnh nhân thường không sốt, ít đau bụng.

+ Tình trạng mất nước điện giải gây mệt lả, chuột rút.

Thời kỳ hồi phục: bệnh diễn biến từ 1 đến 3 ngày, nếu được bù nước và bù kháng sinh

Chẩn đoán xác định

Cận lâm sàng:

Soi phân: giúp chẩn đoán nhanh

Nhuộm Gr: hình phẩy khuẩn tả không bắt đầu gr

Cấy phân: Cấy sớm trước điều trị

Phẩy khuẩn tả mọc rất nhanh có thể xác định sau 24h

Kỹ thuật PCR: giúp chẩn đoán nhanh

Dịch tễ học:

Cư trú tại vùng có dịch tễ lưu hành hoặc đang có dịch tả

Tiếp xúc với người bị bệnh tả hoặc tiêu chảy mà không xác định được nguyên nhân

Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm

Chú ý: trong dịch vụ chẩn đoán trường hợp bệnh dựa chủ yếu vào lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do Samonela

Lỵ trực khuẩn

E. coli

Do độc tố tụ cầu

Do ăn phải nấm độc

Tiêu chảy do ngộ độc hóa chất

Các thể lâm sàng

-Thể không triệu chứng

Thể nhẹ: Như tiêu chảy bình thường

Thể điển hình: Diễn biến cấp tính như mô tả

Thể tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh chóng, toàn thân suy kiệt và tử vong sau vài giờ

Bệnh tả ở trẻ em: gặp phổ biến ở thể nhẹ giống tiêu chảy thường.Ở trẻ lớn tiêu chảy và nôn giống như người lớn, thường có sốt nhẹ

Tả ở người già: hay gặp biến chứng suy thận mặc dù đã được bù dịch đầy đủ

Điều trị

Nguyên tắc:

Cách ly bệnh nhân

Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ

Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn

Điều trị cụ thể

Bồi phụ nước và điện giải

Bù bằng đường uống: Áp dụng cho trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước nhiều và giai đoạn hồi phục: ORS, nước cháo muối

-Nên uống theo nhu cầu, nếu nôn nhiều thì uống từng ngụm nhỏ

Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch

-Tổng lượng dịch truyền trong ngày=A+B+M

+A: lượng dịch mất trước khi đến viện(theo mức độ mất nước)

+B: Lượng phân và chất nôn mất tiếp khi nằm viện

+M: Lượng dịch duy trì trong ngày

Các loại dịch truyền:

Thuốc được ưu tiên dùng

-Nhóm Fluoroquinolon: Ciprofloxacin 1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày) uống chia 2 lần trong 3 ngày

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú

Azithromycin 10mg/kg/ngày uống trong 3 ngày

Cloramphenicol 30mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong 3 ngày

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai: Dùng azithromycin

Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:

+Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày ( trẻ em 40mg/kg/ngày) dùng trong 3 ngày hoặc

+Doxycyclin 300mg uống 1 liều ( dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm)

*Chú ý: không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như: morphin, opizoic, atropin, loperamide

*Dinh dưỡng: Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ còn bú tăng cường bú mẹ

-Hết tiêu chảy

-Tình trạng lâm sàng ổn định

Kết quả xét nghiệm cấy phân 3 lần liên tiếp

Ở cơ sở ko cấy được phân: cho bn ra viện sau khi ổn định lâm sàng được 1 tuần

Các biện pháp dự phòng chung

-Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch

-Vệ sinh thực phẩm

-Sử dụng vacxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng

Video liên quan

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم