Hồ sơ môi trường gồm những gì

Những loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần có

11 Tháng Năm, 2019 1,268 Views

Những loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần có

Việc lập hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Vì đây là một công đoạn cần đạt được trước khi đi vào hoạt động. Vậy, doanh nghiệp cần có những hồ sơ môi trường nào trước khi đi vào sản xuất? Việc quản lý hồ sơ môi trường có cần thiết không?

Hồ sơ môi trường là gì?

Những loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần có

  • 1 Hồ sơ môi trường là gì?
  • 2 Lập hồ sơ môi trường
    • 2.1 1️ Đối với công ty, cơ sở sản xuất, nhà máy chưa đi vào hoạt động
      • 2.1.1 Báo cáo đánh giá tác động môi trường
      • 2.1.2 Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)
    • 2.2 2️ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động
      • 2.2.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải
      • 2.2.2 Cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
      • 2.2.3 Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
  • 3 Một số hồ sơ môi trường khác
    • 3.1 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
    • 3.2 Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
  • 4 Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
    • 4.1 Giấy phép khai thác nước ngầm
    • 4.2 Hồ sơ xả thải nguồn tiếp nhận

Hồ sơ môi trường là tập hợp những tài liệu về lĩnh vực môi trường. Mục địch là đưa dự án của một công ty, doanh nghiệp, nhà nhà máy nào đó đi vào hoạt động mà không sợ bị vi phạm pháp luật, không bị xử phạt theo Luật Môi trường. Từ đó, giúp công ty, doanh nghiệp hay nhà máy hạn chế được ô nhiễm từ quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, việc lập và theo dõi hồ sơ môi trường giúp doanh nghiệp hay những cơ quan chức năng có thể kiểm soát và phát hiện những yếu tố độc hại còn tồn đọng trong môi trường. Từ đó lên phương án và đưa ra giải pháp để xử lý.

Lập hồ sơ môi trường tại các cơ sở, nhà máy không chỉ mang ý nghĩa về tính pháp lý. Mà thực hiện hồ sơ môi trường còn mang ý nghĩa chiến lược trong việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nơi hoạt động sản xuất. Dựa vào đó để đề ra các phương án, lên kế hoạch bảo vệ môi trường trước trong và sau khi sản xuất.

Đối với công ty, doanh nghiệp mới thành lập hay công ty đã đi vào hoạt động thì có hồ sơ môi trường khác nhau.

Lập hồ sơ môi trường

1️ Đối với công ty, cơ sở sản xuất, nhà máy chưa đi vào hoạt động

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Là các doanh nghiệp, nhà máy hay công ty chưa đi vào hoạt động. Nhưng công suất lớn hơn hoặc bằng trong quy định II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)

Cũng như đáng giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường áp dụng cho doanh nghiệp, nhà máy hay công ty chưa đi vào hoạt động. Nhưng công suất lớn hơn hoặc bằng trong quy định II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.

Đối với các dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư mới hoặc nâng công suất ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Và các phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không nằm trong đối tượng phải đánh giá tác động môi trường sẽ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc đăng ký này thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

2️ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải

Đối với nước thải

Đối với loại hồ sơ thì áp dụng cho nhưng khu công nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản hay nông sản. Cụ thể như nhà máy chế biến sắm, tôm, cá,

Sau khi quyết định xây dựng thì cần thực hiện xây dựng hệ thống nước thải ngay. Nếu không thì lượng nước thải độc sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, khó kiểm soát và không xử lý hết.

những doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải là khu sản xuất, kinh doanh tập trung. Khu cụm công nghiệp và làng nghề. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy không liên thông với hệ thống xử lý nước tập trung.

Đối với khí thải

Đối tượng phải áp dụng xử lý khí thải là những nhà máy chế biến xi măng, gạch men, xưởng gỗ hay những nhà máy chế biến gạch nung. Vì đây là những nhà máy, qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra lượng khí CO2 rất cao, ảnh hưởng đến con người và bầu khí quyển.

Cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

️ Lập đề án bảo vệ môi trường đối với những cơ sở nào đã đi vào hoạt động có quy mô và tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau:

️ Không có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

️ Không có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

Và những cơ sở, doanh nghiệp lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường khi: Cơ sở đã cải tạo, mở rộng hoặc nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Hoặc thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các văn bản trên.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động có tính chất và quy mô tương đương với đối tượng phải lập kế hoặc bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau:

️ Không có Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

️ Không có Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

️ Không có văn bản thông bảo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Một số đối tượng phải Lập lại Đề án bảo vệ một trường khi: Doanh nghiệp, công ty đã cải tạo, mở rộng và nâng công xuất. Thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Hoặc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không có các loại giấy tờ dưới đây:

️ Không có Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường

️ Không có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung

️ Không có Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

️ Không có Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

️ Không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Một số hồ sơ môi trường khác

Ngoài những loại hồ sơ môi trường nói trên, các công ty, doanh nghiệp, nhà máy cần có thêm một số loại hồ sơ khác là:

️ Sổ chủ nguồn thất thải nguy hại

️Hồ sơ nước thải ra nguồn tiếp nhận

️ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường đinh kỳ được thực hiện 06 tháng/01 lần. Diễn ra vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm.

Ngoài ra, đối với các cơ sở, doanh nghiệp thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường. Hoặc các cơ sơ được xác định là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm thì phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/01 lần.

Ví dụ: Một số công ty phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là những công ty đóng mới và sửa chữa tàu. Đây là những công ty có tần suất nước thải từ quá trình sửa tàu là khá nhiều. Do đó, cần phải Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Cụ thể là vào tháng 7 bà tháng 12 hàng năm.

Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Những doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn chuẩn bị đi vào hoạt động.

Khối lượng chất thải

️ Khối lượng chất thải nguy hại từ 120kg/năm trở lên nếu trong thành phần chất thải nguy hại có những yếu tố được chỉ định theo QCVN 07:2009/BTNMT hoặc chất POP (chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy)

️ Khối lượng từ 0.6 tấn/năm trở lên đối với các chất thải có thành phần khác

Tuy nhiên, những doanh nghiệp hoặc những doanh nghiệp đã đăng ký Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại thì bắt buộc phải làm hợp đồng thu gom chất thải nguy hại theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp phải đăng ký lại Sổ chủ nguồn thải.

Những doanh nghiệp thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với các số lượng chất thải nguy hại đã đăng ký.

️ Thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất phát sinh chất thải nguy hại trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải. Hoặc thay đổi chủ nguồn chất thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở.

️ Bổ sung thêm cơ sở phát sinh chất thải nguy hại hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký.

️ Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh nội bộ.

️ Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký Sổ chủ nguồn thải nguy hại so với thực tế hoạt động.

Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt

Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng nước mặt.

Giấy phép khai thác nước ngầm

Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng nước ngầm.

Hồ sơ xả thải nguồn tiếp nhận

Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước trực tiếp.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho Quý công ty, doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệCông ty CP Tư Vấn Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina

Hotline: 0903.980.538 0984.886.985

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh

Email:

Website: https://daotaoantoan.org/

Một số dịch vụ khác được thực hiển bởi Trung tâm đào tạo an toàn lao động CRS Vina.

Kiểm định an toàn thiết bị

Đo kiểm môi trường lao động Quan trắc môi trường lao động

Đào tạo an toàn vệ sinh lao động

Chứng nhận ISO, TCVN, HACCP, FSC,..

Chứng nhận Hợp chuẩn hợp quy

5 / 5 ( 1 vote )
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم