Xin phép bán nhà ở chùa Đại Giác

Sách Chùa Hoằng Pháp Biên Soạn
Lá Thư Còn Lại 2

Lá Thư Còn Lại 2

Tác giả: Nhiều tác giả
Mục lục
  • Lời Tựa
  • Lá Thư Thứ 142
  • Lá Thư Thứ 143
  • Lá Thư Thứ 144
  • Lá Thư Thứ 145
  • Lá Thư Thứ 146
  • Lá Thư Thứ 147
  • Lá Thư Thứ 148
  • Lá Thư Thứ 149
  • Lá Thư Thứ 150
  • Lá Thư Thứ 151
  • Lá Thư Thứ 152
  • Lá Thư Thứ 153
  • Lá Thư Thứ 154
  • Lá Thư Thứ 155
  • Lá Thư Thứ 156
  • Lá Thư Thứ 157
  • Lá Thư Thứ 158
  • Lá Thư Thứ 159
  • Lá Thư Thứ 159
  • Lá Thư Thứ 160
  • Lá Thư Thứ 161
  • Lá Thư Thứ 162
  • Lá Thư Thứ 163
  • Lá Thư Thứ 164
  • Lá Thư Thứ 165
  • Lá Thư Thứ 166
  • Lá Thư Thứ 167
  • Lá Thư Thứ 168
  • Lá Thư Thứ 169
  • Lá Thư Thứ 170
  • Lá Thư Thứ 171
  • Lá Thư Thứ 172
  • Lá Thư Thứ 173
  • Lá Thư Thứ 174
  • Lá Thư Thứ 175
  • Lá Thư Thứ 176
  • Lá Thư Thứ 177
  • Lá Thư Thứ 178
  • Lá Thư Thứ 179
  • Lá Thư Thứ 180
  • Lá Thư Thứ 181
  • Lá Thư Thứ 182
  • Lá Thư Thứ 183
  • Lá Thư Thứ 184
  • Lá Thư Thứ 185
  • Lá Thư Thứ 186
  • Lá Thư Thứ 187
  • Lá Thư Thứ 188
  • Lá Thư Thứ 189
  • Lá Thư Thứ 190
  • Lá Thư Thứ 191
  • Lá Thư Thứ 192
  • Lá Thư Thứ 193
  • Lá Thư Thứ 194
  • Lá Thư Thứ 195
  • Lá Thư Thứ 196
  • Lá Thư Thứ 197
  • Lá Thư Thứ 198
  • Lá Thư Thứ 199
  • Lá Thư Thứ 200
  • Lá Thư Thứ 201
  • Lá Thư Thứ 202
  • Lá Thư Thứ 203
  • Lá Thư Thứ 204
  • Lá Thư Thứ 205
  • Lá Thư Thứ 206
  • Lá Thư Thứ 207
  • Lá Thư Thứ 208
  • Lá Thư Thứ 208
  • Lá Thư Thứ 209
  • Lá Thư Thứ 210
  • Lá Thư Thứ 211
  • Lá Thư Thứ 212
  • Lá Thư Thứ 213
  • Lá Thư Thứ 214
  • Mấy Lời Tâm Huyết
Xem thêm
Lá Thư Thứ 155

Lá Thư Thứ 155

Ngày 19 tháng 9 năm 2014

Kính bạch Sư ông - Người con suốt đời tôn kính!

Biết đến khi nào con mới đền đáp cho hết được những ân đức cùng tình thương mà người đã dành cho con...

Con đã viết thư cho người nhiều lần nhưng thực sự con không dám gửi. Bởi theo cái tâm nhỏ hẹp chúng sinh này con lại sợ người sẽ giận mà không thèm nhận đọc thư con. Mãi cho đến hôm nay, khi nghe chú Thanh nhắn lại những lời người quan tâm thăm hỏi, trái tim chúng sinh nhỏ bé của con chỉ biết vỡ oà khóc. Khóc vì ân hận khi đã hiểu sai về người. Người vẫn thương, vẫn quan tâm đến con dù con đã rất có lỗi với người, một thứ tình thương vượt huyết thống mà bền thật và bao trùm của bậc Bồ-tát. Phước duyên nào con có được? Nhưng sao con vô tâm, không biết trân trọng?

Kính bạch người! Từ hôm con theo chân người sau bữa ăn sáng, để xin người cho về giúp đỡ việc gia đình. Con chỉ xin đi hơn một tháng hoặc đến hai tháng là cùng. Vậy mà đã bảy tháng trôi qua con vẫn bặt vô âm tín, không thư từ, điện thoại, xin khất thêm một thời gian hay một lời sám hối nào. Con thật quá có lỗi với người.

Nhưng người ơi! Con rất nhớ người. Và nhiều lần con đã khóc khi những ân đức, tình thương từ hồi nào người dành cho con lại trỗi dậy cồn cào trong con. Rồi hình ảnh hiền hoà, giọng nói thân thương, cử chỉ điệu bộ nào của người cũng in đậm và thật dễ thương trong lòng con. Mỗi lúc nhớ về người rồi con khóc là mỗi lần con muốn chạy ngay về với người, quỳ phục dưới chân từ bi của người để xin được tha thứ và thấu hiếu, để con lại được tung tăng như ngày xưa nơi thương nhớ chùa Hoằng Pháp. Con nhớ, con có được một gia đình bốn thế hệ vui ơi là vui ngay trong chùa. Đó là bà Cốc, chú Thiện, mẹ Tâm, con và đứa con Chánh Đạo. Con nhớ lắm Sư ông ơi! Con nhớ lắm!...

Khi đang viết những dòng thư này cho người con đã không kìm được nước mắt mình nữa...

Gia duyên, cho tới bao giờ con mới tháo gỡ cho hết được. Những tưởng chuyến quay về chùa năm 2011, để nguyện một lòng phụng sự và đáp đền đã là yên. Ai ngờ, chưa đền đáp được gì mà đã vay thêm. Vay thêm thì trả thêm đi, lại quay lưng ngay đi như một kẻ phũ phàng, vong ân. Sư ông ơi! Nỗi day dứt, áy náy luôn ám ảnh từng ngày với con.

Con còn nhớ khi vừa lo xong việc học, con liền ngỏ ý nhờ chị Diệp giúp cho con được có cơ hội phụ thêm việc văn thư hay bài vở cho chùa. Con thực sự rất muốn được học hỏi và góp phần bé nhỏ vào công việc này. Con còn viết thư nói hẳn hỏi ý nguyện này để xin người và cả thầy Tâm Đạo chấp thuận. Thế mà, giữa bao dự định phừng phừng cháy bỏng thì con phải rẽ chân rời khỏi chùa. Ban đầu con nghĩ sẽ đi lâu lắm là hai tháng thôi, rồi con sẽ được về lại chùa tiếp tục những dang dở, hăng say. Nhưng việc đã không như dự tính, con bị dính tay dính chân mãi, tháo hoài chưa ra được cái loại keo rắc rối nghịch duyên của gia đình.

Ba mẹ con mở tiệm studio, kèm cho thuê áo cưới, trang điểm cô dâu đã hơn hai mươi năm. Tuy cũng có khi sông có khúc, người có lúc nhưng nhìn chung cũng khá ổn. Chỉ có điều là tình hình biển Đông không yên ổn, chiến tranh xảy ra liên miên, khiến bốn chị em gái con cũng rất khổ sở tinh thần từ thuở còn bé. Cuối năm rồi, gia đình con phải một biến cố lớn về kinh tế. Thình lình, mẹ thông báo một số nợ khá lớn, bấy lâu nay mẹ đã cố gồng. Giờ thì hết nổi nữa nên người ta sắp đến xiết nợ. Nghe tin đó, con xây xẩm mặt mày, nghĩ ngay tới tương lai học hành của hai em nhỏ ở nhà sẽ thế nào đây? Ba mẹ thì cũng lớn tuổi rồi, nhà mà bị xiết nợ ba mẹ sẽ sống ra sao? Con cũng không biết mẹ đã làm gì mà phải nợ nần nhiều người như vậy. Bao lâu nay, ba mẹ cùng làm ăn nhưng ba yên tâm giao mẹ quản lý tiền bạc. Giờ vỡ lẽ nợ nần, ba cũng muốn chết đứng (chuyện này con cũng đã từng sơ lược trình bày với người khi xin phép người về nhà rồi).

Hôm đó, mẹ con gọi lên bảo con ráng mượn đâu dùm mẹ hai mươi triệu để đóng lãi cho người ta, mẹ đã hết đường xoay rồi. Trời Phật ơi! Hai mươi triệu, con số khủng khiếp vậy con đào đâu ra? Nhưng nếu không có thì gia đình khổ lắm, người ta xiết nhà ngay. Con đắn đo mãi, đành đánh liều đi hỏi mượn bạn bè bên ngoài thử. Không ngờ, vậy mà góp lại đã hơn mười triệu. Con thú thiệt với người lúc đó con mượn cứ mượn chứ chưa biết cách nào trả cho người ta. Mẹ gọi điện hỏi thúc hoài, rối quá con hỏi luôn thầy T. Thầy tội nghiệp cũng đưa con bảy triệu góp thêm. Người ơi! Con cầm bảy triệu đó trên tay đi về mà thiệt trong lòng ngổn ngang khó tả. Ân đức Tam bảo con nợ quá nhiều rồi, phải đến trăm kiếp nghìn đời con mới trả xong.

Vậy là mười tám triệu góp nhóm con gửi về cho mẹ kịp xoay sở kì hạn này. Ba mẹ con có được hai căn nhà đã treo bảng bán một căn, nếu được sẽ hạ nhiệt đi rất nhiều. Nhưng khốn khổ đã cầm cự bao tháng rồi mà vẫn chưa ai đến mua. Mẹ con hoảng quá nên gọi điện bảo con hỏi thử có ai biết cho xin phép (bùa) bán nhà không, con đi xin dùm mẹ. Con cũng rối theo nên đã tìm hỏi. Con hỏi thầy Giác Trí (là thầy tri khố ngày trước của bếp chùa mình). Thầy trả lời thầy không làm phép đó. Thầy khuyên con nên mang chuyện thưa với người xin được giúp ít tịnh tài phụ việc nhà. Làm sao con dám? Con đã nợ người bao nhiêu rồi, lại không muốn người phải bận tâm lo nghĩ cho con. Nghe có người mách ở chùa Pháp Hoa - Phú Nhuận, ở đường ray xe lửa có cho phép linh lắm. Con tìm đến và xin được một sự bẽ bàng xua đuổi. Chắc vì con nghèo. Tiếp tân nói việc con con gấp, chứ Hoà thượng ở đó đâu có gấp bữa khác tới đi. Vậy là không được rồi. Có người khác chỉ con ở chùa Đại Giác cũng có cho phép mà dễ dàng hơn nhiều. Con tìm đến ngay mà chưa xin được, vì mỗi tháng chỉ cho có một ngày, ngày con đi không phải. Biết ngày hẹn, lần sau con tới sớm, 6 giờ là có mặt. Nghe nói sẽ đông lắm, phải xếp hàng nữa. Quả đúng như vậy! Đông như hội. Con phải yên thân xếp hàng gần sát vách tường. Mãi đến 8 giờ hơn mới có người ra điều động cho từng hàng đi lên chánh điện ở lầu một xin phép. Nơi xếp hàng chờ như một hầm giữ xe, vừa ngột ngạt, vừa nóng nực, con lại đói bụng cồn cào nhưng phải chờ. Đã hơn 10 giờ vẫn chưa tới lượt con. Nhìn xung quanh cảnh người bát nháo, ồn ào. Người hướng dẫn thì to tiếng. Có đủ mọi thành phần xếp hàng ở đây, từ trí thức đến bần dân, già trẻ, sinh viên, kẻ áo lam, người ăn diện sang trọng đều có. Nghe nói ở đó họ cho phép làm ăn, phép bình an, phép bán nhà, có cả cò mồi đến hỏi khách sang. Nếu muốn lên xin được sớm thì đưa hai triệu nữa chứ. Con chợt hỏi Mình đang ở đâu đây? Mình đang làm gì thế này? Con nhớ lại lời người đã nói trong bài pháp Sở Trường Người Xuất Gia và con cũng đã từng đả kích những điều này cơ mà, sao bây giờ con lại giống như họ - bao con người cứ bám chặt một niềm tin u mê? Không, không thể như thế được, con ngồi phắt dậy, bỏ đi khỏi chùa Đại Giác. Con không còn màng đến việc xin bùa phép, cũng không cần biết những gì diễn ra trên lầu một ấy, dù chỉ còn hai hàng người nữa thôi. Con lang thang trên vỉa hè, lòng nghe cay đắng, hổ thẹn. Là một Phật tử, cũng khá lâu được sống, được dạy trong một môi trường chánh tín, sao có lúc vì hoàn cảnh mà quên đi tất cả, tâm trí hoảng loạn chẳng còn biết phân biệt đúng sai. Mọi việc trên đời đều do nghiệp quả, có vay có trả, sao có thể chỉ nhờ một lá bùa phép vô tri mà xoay vần được cả càn khôn vũ trụ? Bất giác, nước mắt con rơi. Con thấy mình quá yếu đuối, bé nhỏ... lại thương cho Phật giáo bị lạm dụng và bôi mờ hoen ố...

Những ngày tháng xa chùa, con lận đận xin việc làm để có tiển trả nợ. Việc làm cũng không vất vả cho mấy, chỉ là bán hàng thuê cho người ta. Nhưng nỗi lận đận của một đời người ai cũng phải va chạm. Bạc bẽo thay! Con đã mấy phen đi làm kiếm tiền, nên đã quá ngao ngán. Bây giờ lại phải tiếp tục, xót cho nghiệp mình còn dày quá!

Sư ông ơi! Người hãy yên lòng đừng lo nghĩ nhiều cho con. Đã 24 tuổi rồi, con có đủ ý thức biết rõ việc mình đang làm mà. Con sẽ sống thật tốt và sẽ đi bằng chính đôi chân của con để vượt qua tất cả khó khăn. Con mong sẽ sớm ngày được quay về nương tựa nơi tình thương ấm áp của người, con lại được phụng sự đáp đền nhiều hơn nữa. Xin người từ bi tha thứ cho lời hứa không thành của con với người về kỳ hạn rời chùa. Xin người hoan hỷ và tin tưởng cho những bước đường đời này của con. Dù có chán, có mỏi mấy con vẫn phải cố gắng hết sức mình để trả hết cho xong. Con nguyện mãi mãi vạn nghìn kiếp về sau, miễn cõi nào người thị hiện độ sinh, con luôn là đứa con đạo pháp nhỏ bé thật ngoan bên người hộ trì. Con đã từng phát nguyện này giữa đất trời, mong hôm nay được người chứng minh.

Xin người giữ gìn sức khoẻ, để trụ thế dài lâu cho chúng con và muôn loài được nương nhờ. Nghìn vạn lần con phục lạy trước ân đức của người đã dành cho con.

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ-tát Ma-ha-tát!

Con kính bút!

Facebook Google Tweet
Xem tiếp
Sách cùng thể loại
Lá Thư Còn Lại 1
Lá Thư Còn Lại 1
Nhiều tác giả
Góc Khuất
Góc Khuất
Nhiều tác giả
Ngày mới của tâm
Ngày mới của tâm
Chùa Hoằng Pháp
Nghi Lễ Hằng Ngày
Nghi Lễ Hằng Ngày
Chùa Hoằng Pháp
Lời Người Còn Ghi Lại
Lời Người Còn Ghi Lại
HT.Ngộ Chân Tử
Thương yêu sự sống
Thương yêu sự sống
Thích Tâm An
Xem tất cả

Video liên quan

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم