Cách đăng podcast lên Google Podcast

Nghe Podcast đang là một xu hướng mới tại Việt Nam, vì thế nhu cầu tạo kênh Podcast cũng rất là lớn.

Nhưng tạo kênh Podcast như thế nào?

Xây dựng kênh Podcast có khó không?

Kiếm tiền với Podcast như thế nào?

Đây cũng chính là những thắc mắc của mình trong những ngày đầu xây dựng kênh Podcast về chủ đề ô tô & cuộc sống.

Mình đã từng phải lật tung cả Google để tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi này nhưng đáng buồn là hiện nay, ở Việt Nam rất ít người chia sẻ về cách làm Podcast.

Thấu hiểu được điều đó nên mình đã quyết định tạo blog Quang Podcast, để chia sẻ với các bạn từng bước một trong quá trình xây dựng kênh Podcast chuyên nghiệp.

Và chắc chắn rằng những kiến thức & kinh nghiệm mình chia sẻ trong đây sẽ hoàn toàn miễn phí.

Bây giờ thì cùng bắt đầu thôi nào!

Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với blog của Quang & chưa rõ Podcast là gì? Thì mình đã có sẵn một bài viết để giải thích chi tiết cho bạn ở đây nhé!

  • Podcast là gì? Podcast có phải là xu hướng của tương lai?

Xem nhanh bài viết

  1. 1. Xây dựng kênh Podcast thì cần gì?
    1. 1.1 Một giọng nói tốt
    2. 1.2 Thiết bị ghi âm
    3. 1.3 Những phần mềm chỉnh sửa âm thanh tốt nhất
  2. 2. Các bước để xây dựng kênh Podcast
    1. 2.1 Xác định chủ đề cho kênh Podcast
    2. 2.2 Xây dựng kế hoạch nội dung
    3. 2.3 Viết kịch bản cho Podcast
    4. 2.4 Thu âm
    5. 2.5 Chỉnh sửa file âm thanh
    6. 2.6 Đăng ký Podcast Hosting
    7. 2.7 Cài đặt Podcast Hosting
    8. 2.8 Chèn kênh Podcast vào blog của bạn
    9. 2.9 Gửi kênh Podcast lên Google Podcast, Apple Podcast & Spotify
  3. 3. Quảng bá kênh Podcast
    1. 3.1 Chia sẻ lên các mạng xã hội
    2. 3.2 Quảng trên Blog
    3. 3.3 Quảng cáo trên các kênh Podcast khác
  4. 4. Những cách để kiếm tiền với kênh Podcast của bạn
    1. 4.1 Quảng cáo Podcast
    2. 4.2 Affiliate
    3. 4.3 Tài trợ quảng cáo
    4. 4.4 Donate
  5. 5. Kết

1. Xây dựng kênh Podcast thì cần gì?

Giọng nói, thiết bị ghi âm & phần mềm chỉnh sửa âm thanh là 3 thứ đầu tiên chúng ta sẽ cần chuẩn bị để bắt đầu thực hiện một kênh Podcast.

Sẽ còn một số thứ phụ trợ khác như là mạng internet, thiết bị lưu trữ, thẻ Visa/ MaterCard thì tạm thời mình sẽ chưa nói đến, vì đây đều là những thứ rất cơ bản thôi, không có gì khó cả.

Mình sẽ tập trung vào 3 thứ cốt yếu này trước đã!

1.1 Một giọng nói tốt

Có lẽ nhiều bạn sẽ hơi sợ khi đọc đến đoạn này phải không nào?

Vì không phải ai cũng được trời phú cho một giọng nói thiên bẩm, thậm chí còn nói ngọng, nói lắp, tiếng địa phương

Mình cũng thế & chẳng khác gì các bạn!

Trước đây mình bị ngọng chữ L & N, đây là một điểm nổi tiếng nhưng không mấy vui vẻ lắm của người Nam Định.

Nhưng khi đi học ở Hà Nội thì mình bắt đầu luyện tập, rồi sau khoảng 3 năm thì cũng hết.

Vì vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng điều này, chúng ta cứ làm & sửa dần dần.

Mà nhiều khi nói ngọng hay tiếng địa phương còn là một lợi thế nữa ý chứ.

Ví dụ như bạn làm kênh Podcast về miến Tây sông nước chẳng hạn, nếu bạn nói giọng Hà Nội thì chắc hẳn sẽ chẳng thể ấn tượng bằng giọng miền Tây dân dã được.

Nhưng nếu bạn có một giọng nói hay thì sẽ dễ dàng để lại được ấn tượng với nhiều người nghe hơn, họ cũng có thể nhớ tới bạn lâu hơn.

Giống như rất nhiều người thuộc thế hệ 7X, 8X chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được giọng nói của những nghệ sĩ Việt Hùng, Tuyết Mai, Hà Phương qua chuyên mục Đọc truyện đêm khuya trên radio.

Nếu bạn cũng muốn có được giọng nói in sâu vào tâm trí người nghe thì có thể tham khảo khóa học Luyện giọng của bác Hà Phương.

  • Review khóa học Luyện Giọng Nói Biểu Cảm của NSƯT Hà Phương

1.2 Thiết bị ghi âm

Phần này thì không khó, bạn có thể bắt đầu kênh Podcast bằng việc thu âm trên chính điện thoại, tai nghe, máy tính hoặc bất cứ thứ gì mà bạn sẵn có.

Sau khi thấy ổn ổn & kênh bắt đầu có tiềm năng thì có thể đầu tư thêm những chiếc máy ghi âm, micro Podcast hoặc đầu tư hẳn một phòng thu âm chuyên dụng.

Nhưng đó là câu chuyện của sau này, còn bây giờ hãy cứ bắt đầu với những gì bạn đang có sẵn, vì những chiếc smartphone hay những chiếc tai nghe điện thoại đi kèm cũng đều cho ra chất lượng âm thanh khá ổn để đáp ứng cho kênh Podcast.

Như trong suốt 3 năm vừa qua mình vẫn chủ yếu dùng chiếc máy ghi âm Sony TX650 cho hầu hết các video và Podcast. Dù giá chỉ khoảng 2 triệu đồng thôi nhưng âm thanh vẫn rất là ổn!

  • Review máy ghi âm Sony TX650 Dùng 3 năm rồi vẫn ngon

Đợt gần đây, mình cũng bắt đầu trang bị thêm mấy chiếc Micro chuyên dụng cho Podcast nhưng vẫn ưa thích dùng con TX650 bởi sự nhỏ gọn & tiện lợi.

Nếu cần đầu tư âm thanh hơn thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm chiếc Rode NT-USB Mini. Quang cũng đang dùng chiếc này, chất âm cho ra rất ấm mà giá lại rẻ.

  • Review micro thu âm Rode NT-USB Mini Mọi Podcaster nên có

1.3 Những phần mềm chỉnh sửa âm thanh tốt nhất

Trên điện thoại thì bạn có thể tham khảo một số app chỉnh sửa âm thanh miễn phí:

  • Voloco

  • Tune Me

Nếu bạn dùng máy tính thì sẽ có nhiều phần mềm chuyên nghiệp hơn nhưng cũng khó sử dụng hơn đôi chút như:

  • Adobe Audition
  • Autotune
  • Audacity
  • MorphVOX Pro
  • AV Voice Changer Software Diamond

2. Các bước để xây dựng kênh Podcast

Theo như mình thì sẽ có 9 bước chính để xây dựng kênh Podcast chuyên nghiệp.

Mỗi bước trong đây đều sẽ rất quan trọng nên mình sẽ cố gắng trình bày thật chi tiết để các bạn có thể nắm bắt được từng việc cần làm.

2.1 Xác định chủ đề cho kênh Podcast

Cũng giống như Blog hay Youtube thì mình luôn khuyên các bạn nên chọn chủ để cho kênh Podcast theo công thức sau:

  • Chọn chủ đề Podcast theo chuyên môn của bạn
  • Chọn chủ đề Podcast theo đam mê của bạn

Tại sao lại như thế?

Bởi bạn phải hiểu về chủ đề mà bạn làm thì mới có thể đem lại nhiều giá trị cho người nghe, như thế họ mới ở lại kênh Podcast của bạn lâu hơn.

Dù rằng Podcast còn mới ở Việt Nam nhưng mình tin rằng chỉ một thời gian ngắn nữa thôi nó sẽ bùng nổ & lúc đó sự cạnh tranh sẽ lại rất khốc liệt như những gì mà các Youtuber hay Facebooker đang làm. Đến lúc đó những kênh ít giá trị sẽ làm sao có được đất sống, giữa hàng trăm, hàng nghìn kênh khác.

Có rất nhiều bạn mà mình biết đã bỏ cuộc giữa chừng. Bởi một lý do đơn giản là chọn chủ đề này dễ kiếm tiền hơn. Nhưng chỉ sau vài tháng, thậm chí là vài tuần không có kết quả là bắt đầu chán nản. Vì nếu bạn không có đam mê với nó thì kiểu gì bạn cũng sẽ rất nhanh chán mà thôi.

Ví dụ như gần đây khi mà thị trường Bitcoin bùng nổ, người người, nhà nhà đi làm blog & youtube về Bitcoin vì nghĩ rằng nó sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng chỉ một thời gian rất ngắn thôi các kênh đó đã ngừng cập nhật những bài mới.

Vì vậy các bạn đừng quá quan tâm tới việc chủ đề nào có thể kiếm tiền (mình sẽ chia sẻ điều này ở phần sau) mà hãy lựa chọn chủ đề theo đúng chuyên môn hoặc đam mê của bạn. Chủ đề nào cũng đều có thể kiếm được tiền với Podcast.

xay-dung-kenh-podcast

  • Hướng dẫn chọn chủ đề & tên miền để viết blog

Bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra thì đều có thể làm Podcast được, vì cái gì thì cũng sẽ có một lượng người nhất định quan tâm đến nó, phổ biến thì có thể chọn:

  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Tài chính
  • Dạy tiếng Anh, tiếng Hàn
  • Đọc truyện
  • Pháp luật
  • Cuộc sống gia đình

Độc dị hơn thì có thể làm về:

  • Dạy cười
  • Trốn học có gì vui?
  • Những lúc thơ thẩn thì làm gì?
  • Khóc

Hay như mình làm về Xe & Cuộc sống nè!

Mời các bạn nghe thử Podcast đầu tiên mà mình thu nhé!

Nhiều lỗi không các bạn?

Nhưng mình vẫn cứ đăng lên & trau truốt những bài sau dần dần! Đa phần những bài đầu tiên của mọi người sẽ đều rất nhiều sạn nhưng đừng sợ, cứ mạnh dạn đăng lên bạn nhé!

2.2 Xây dựng kế hoạch nội dung

Nhiều bạn sẽ bỏ qua bước xây dựng kế hoạch nội dung cho kênh Podcast.

Thực tế, thì trong thời gian đầu thì điều này cũng sẽ không quá quan trọng nhưng nếu bạn muốn đi dài thì đây sẽ là điều bắt buộc.

Nói ra thì to tát nhưng thực tế thì bạn chỉ cần xác định một số câu hỏi sau là được:

  • Chọn chủ đề (như phần trên mình đã chia sẻ rồi).
  • Ngách nào làm trước, ngách nào làm sau?
  • Đối tượng chính của kênh là ai?
  • Danh sách những bài định thu âm trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng
  • Tần suất ra Podcast như nào?
  • Quảng bá kênh ra sao?

2.3 Viết kịch bản cho Podcast

Podcast luôn đòi hỏi cảm xúc qua từng câu nói nhiều hơn bất cứ thể loại nào khác, vì người nghe chỉ có thể cảm nhận được câu chuyện qua giọng nói.

Vì thế khi viết kịch bản cho Podcast bạn cần đưa cảm xúc thật của mình vào đó.

Để tránh cho quá trình thu âm bị khô khan, giọng đọc như cái máy thì trong kịch bản bạn chỉ cần gạch ra các ý chính, ý phụ Sau đó tự xây dựng câu chuyện trong đầu, nên nói cái gì trước, cái gì sau.

Và trong lúc thu âm bạn sẽ tự diễn giải câu chuyện theo các ý đã được gạch sẵn. Điều đó giúp cho người nghe cảm nhận được như họ đang nói chuyện với chính bạn vậy.

Việc gạch các ý chính cũng sẽ giúp bạn không bỏ xót ý & cũng không sợ việc cứ nói đi nói lại một vấn đề nào đó.

2.4 Thu âm

May quá! Cũng đến phần chính rồi đây! Đọc bài dài quá mà muốn tắt cả thở luôn!

Câu này là đứa bạn mình nói, khi mình gửi cho nó xem trước bài này!

Không biết các bạn có thấy giống nó không?

Thôi! Không lan man nữa!

Quay lại phần chính thôi nào!

Để thu âm được tốt nhất thì bạn hãy chọn nơi nào đó yên tĩnh, ít tiếng vang để cho file âm thanh có chất lượng cao nhất!

Cùng với đó hãy chuẩn bị cho mình một cốc nước ấm, giọng nói sẽ thanh thoát hơn hẳn đó!

  • 6 cách để giảm tiếng vang khi thu âm cực dễ ngay tại nhà

Một số mẹo thu âm dành cho các bạn:

  • Chọn lựa thời gian thu âm theo tâm trạng: Những Podcast vui tươi thì nên thu vào buổi sáng, những câu chuyện trầm lặng thì có thể chọn lựa đêm khuya, buổi trưa thì có thể chia sẻ những câu chuyện tạo động lực
  • Trong khi thu hãy đeo tai nghe & mở những bài hát theo tâm trạng của câu chuyện bạn muốn chia sẻ, bài nhạc bạn đang nghe sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới chất giọng của bạn.

2.5 Chỉnh sửa file âm thanh

Rất ít người có thể thu âm một lần luôn mà không phải chỉnh sửa gì cả?

Đa phần chúng ta sẽ vấp hoặc nói sai một đoạn nào đó & đây là phần việc của hậu kỳ. Bạn có thể cắt gọt, thêm intro, outtro thêm âm nhạc cho sinh động.

Bạn cũng có thể chỉnh giọng cho hay hơn nhưng đừng quá lạm dụng điều đó. Người nghe cần sự chân thật qua từng câu nói của bạn hơn là việc là người nói phải có một giọng nói thật hay!

2.6 Đăng ký Podcast Hosting

Hiện nay, thì số lượng Hosting cho Podcast vẫn chưa nhiều như Hosting cho Web & mình cũng chưa thấy có công ty nào ở Việt Nam cung cấp dịch vụ Hosting Podcast.

Tuy nhiên, cũng không ít lựa chọn đâu, mình đã có một bài chi tiết về 10 Podcast Hosting: TẠI ĐÂY

  • 10 Podcast hosting tốt nhất năm 2021

Nhưng tính tới thời điểm này thì lựa chọn của mình là Buzzsprout.com bởi sự ổn định, dễ sử dụng & giá tốt. Thêm một cái hay ho cho các bạn mới là sẽ được miễn phí tới 90 ngày.

Vì thế trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký Buzzsprout.com

  • Bước 1: Đăng ký Buzzsprout.com: TẠI ĐÂY
  • Bước 2: Bấm Get Started

Điền tên & email của bạn => Create My Podcast.

Nếu bạn đăng ký theo link của mình thì sẽ nhận được $20 Amazon Gift Card như hình dưới nè!

  • Bước 3: Xác minh email

Bạn sẽ nhận được 1 email tương tự như hình bên dưới, hãy bấm vào Verify your email address để xác minh.

2.7 Cài đặt Podcast Hosting

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành việc cài đặt cho kênh Podcast Hosting nào!

  • Bước 1: Cài đặt những thông tin cơ bản

Vào Podcast Settings => Podcast Info => nhập tên kênh Podcast bạn muốn đặt => phần mô tả cho kênh Podcast.

Kéo tiếp xuống dưới sẽ có phần để bạn thay ảnh đại diện => chọn chủ đề kênh => ngôn ngữ => thời gian => sau cùng bấm Save Podcast Info.

  • Thiết kế ảnh với Canva chỉ trong 5 phút
  • 10 mẹo thiết kế ảnh bìa Podcast tuyệt đẹp

2.8 Chèn kênh Podcast vào blog của bạn

Cũng giống như việc chèn video hoặc kênh Youtube vào blog, thì kênh Podcast sẽ gia tăng đáng kể lượng tương tác của độc giả với blog. Nó cũng sẽ giúp độc giả ở lại với blog của bạn lâu hơn, điều này rất tốt cho SEO.

xay-dung-kenh-podcast

Mình đã có một bài viết rất chi tiết về cách nhúng kênh Podcast vào blog trên Wordpress và cả những nền tảng khác, bạn xem ở bài bên dưới nha!

  • Hướng dẫn chèn Podcast vào bài viết trong 1 phút

2.9 Gửi kênh Podcast lên Google Podcast, Apple Podcast & Spotify

Hiện nay, có 3 ứng dụng nghe Podcast phổ biến nhất là Apple podcast, Google Podcast & Spotify vì thế muốn tiếp cận được nhiều người nghe hơn thì chắc chắn là bạn sẽ cần gửi kênh Podcast của bạn lên 3 ứng dụng này.

Một cái hay là khi kênh của bạn được Apple Podcast chấp nhận thì nó sẽ được tự động gửi lên một số ứng dụng Podcast khác như hình bên dưới.

  • Hướng dẫn gửi kênh lên Apple Podcast nhanh nhất 2021

3. Quảng bá kênh Podcast

Nếu bạn muốn nhiều người biết đến kênh Podcast của bạn hơn thì cần làm thế nào?

Đặc biệt, nếu kênh của bạn còn mới thì sẽ rất ít người biết tới & cũng sẽ chẳng được các ứng dụng nghe Podcast để xuất đâu.

Cách duy nhất là chúng ta phải tự đi quảng bá trong thời gian đầu.

Thì sẽ có một số cách để chúng ta thực hiện dễ dàng nhất!

3.1 Chia sẻ lên các mạng xã hội

Đơn giản nhất thì bạn có thể chia sẻ lên Facebook, Tiktok, Youtubee

Bạn có thể vào những Group liên quan đến chủ để kênh Podcast của bạn để chia sẻ. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, thì hiện nay Podcast còn khá là mới ở Việt Nam nên sẽ nhận được khá nhiều tương tác.

3.2 Quảng trên Blog

Nếu bạn có blog thì đây sẽ là cách kết hợp hiệu quả nhất hiện nay.

Bạn có thể chuyển thể những bài viết thành dạng Podcast hoặc ngược lại. Nếu blog của bạn có 1 lượng tương tác ổn thì kênh Podcast của bạn cũng sẽ nhanh chóng được lên top.

Đây cũng đang là cách mà mình áp dụng thấy hiệu quả nhất!

  • Hướng dẫn chèn Podcast vào bài viết trong 1 phút

3.3 Quảng cáo trên các kênh Podcast khác

Nếu đầu tư hơn thì bạn có thể quảng cáo trên những kênh Podcast khác bằng cách tham gia buổi trò chuyện của họ hoặc trả tiền để họ nhắc đến kênh của bạn trong những Podcast.

Cách này sẽ nhanh giúp kênh của bạn nhanh chóng được nhiều người biết đến.

Hoặc bạn có thể mời những người đó tham gia phỏng vấn trên kênh Podcast của bạn. Thường thì tâm lý của những người đọc phỏng vấn là họ sẽ chia sẻ đoạn phỏng vấn đó lên trang cá nhân của họ. Từ đó cũng sẽ có nhiều người biết đến kênh của bạn hơn.

4. Những cách để kiếm tiền với kênh Podcast của bạn

Hiện tại, thì việc kiếm trên Podcast không có nhiều như trên các hình thức khác nhưng vẫn có rất nhiều Podcaster kiếm được hàng triệu đô mỗi năm. Bạn có thể tham khảo thử 4 cách sau đây:

  • Những cách kiếm tiền với Podcast của năm 2021

4.1 Quảng cáo Podcast

Nó cũng giống như việc bạn đặt Google Adsen nên blog hoặc video trên Youtube.

Thì ở Podcast cũng sẽ có một số web cho phép chèn quảng cáo vào Podcast của bạn.

Nhưng đối với hình thức này, mình nghĩ chỉ phù hợp với những kênh Podcast dạng tin tức, bởi nó sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng đi khá nhiều.

Vì thế nếu bạn làm những kênh dạng như tin tức thời tiết, bất động sản, tài chính thì có thể cân nhắc đến cách này.

4.2 Affiliate

Đây là cách được nhiều Podcaster lựa chọn nhất!

Trong các Podcast bạn có thể nói về một sản phẩm, rồi đặt link mua sản phẩm bên dưới phần mô tả. Nhưng làm Affiliate với Podcast nó sẽ có nhược điểm là người dùng sẽ nghe là chủ yếu, vì vậy bạn hãy tạo những đường link dẫn về sản phẩm sao cho thật dễ nhớ như:

  • Bit.ly/sonytx650
  • QuangPodcast.com/hosting

Trong Podcast bạn sẽ đọc luôn đường dẫn, để người nghe có thể nhớ & tự truy cập vào link đó!

4.3 Tài trợ quảng cáo

Khi kênh Podcast của bạn đủ lớn thì sẽ có nhiều nhãn hàng, công ty muốn được quảng cáo trên Podcast của bạn.

Đây chính là cách thức kiếm tiền mà mình đang tập trung đến nhiều nhất!

Như kênh của mình làm về Ô tô nên mình cũng hay nhận được những lời đề nghị quảng cáo về các sản phẩm liên quan đến phụ kiện ô tô nhưng hiện tại thì mình vẫn chưa nhận lời. Mình muốn xây dựng kênh của mình lớn hơn nữa rồi mới nhận quảng cáo.

Nếu bạn nghe VOV Giao thông thì sẽ thấy bạn chất VOV cũng là một kênh Podcast & họ có rất nhiều quảng cáo ở tất cả các lĩnh vực.

Bạn không cần lớn như thế! Chỉ cần kênh của bạn có khoảng 10.000 theo dõi là sẽ có những sản phẩm muốn được xuất hiện trên kênh của bạn rồi!

4.4 Donate

Cách này thì các Stremer Game thường hay áp dụng & không có lý do gì chúng ta lại bỏ qua nó cả.

Đây sẽ là nguồn thu nhập chính với nhiều Podcaster, bởi nếu bạn làm nội dung tốt thì sẽ có rất nhiều người nghe tự nguyện gửi quà cho bạn. Có thể con số sẽ là không lớn nhưng cộng nhiều người vào thì lại sẽ rất khác.

Bạn cứ nhìn độ sang chảnh, giàu có của các Stremer Việt Nam thì sẽ thấy cách này tiềm năng tơi mức nào.

Và bạn cũng có thể dễ dàng chèn những kênh Donate lên Buzzsprouttrong một nốt nhạc.

Có thể bạn sẽ không cần kiếm tiền từ kênh Podcast nhưng nó cũng có thể là nguồn kinh phí để duy trì kênh cho nhiều bạn thì sao.

Đây cũng chỉ là một số cách kiếm tiền với Podcast tiêu biểu mà mình áp dụng. Ngoài mấy cách này ra thì sẽ còn vô số những cách khác nữa.

Nhưng điều quan trọng để bạn có thể kiếm được tiền với Podcast đó là nội dung của bạn phải đem lại giá trị cho người nghe.

5. Kết

Việc xây dựng kênh Podcast không phải là khó nhưng để nó duy trì & phát triển thì sẽ là một câu chuyện rất dài.

Khi đọc tới đây thì có lẽ bạn đã hiểu được cơ bản quy trình của việc xây dựng Podcast như thế nào!

Lợi thế của bạn chính là việc đang là một trong những người đi đầu tại Việt Nam làm Podcast. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để đưa kênh của mình lên top trước khi quá nhiều người tham gia tạo kênh Podcast.

Nếu trong quá trình xây dựng kênh Podcast mà có bất cứ thắc mắc nào thì cứ bình luận bên hoặc truy cập Cộng đồng Làm Podcast chuyên nghiệp: TẠI ĐÂY để mình hỗ trợ!

Có thể bạn sẽ thích:

  • 10 Podcast hosting tốt nhất năm 2021
  • Hướng dẫn gửi kênh lên Apple Podcast nhanh nhất 2021
  • Thiết kế ảnh với Designbold Không cần biết đồ họa vẫn làm được
Làm Podcast

Video liên quan

إرسال تعليق (0)
أحدث أقدم